Bao nhiêu tuổi trở lên thì được đăng ký số điện thoại? Địa điểm đăng ký số điện thoại chính chủ uy tín?
Bao nhiêu tuổi trở lên thì được đăng ký số điện thoại?
Khi giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung cá nhân, tổ chức có trách nhiệm xuất trình giấy tờ căn cứ theo khoản 3 Điều 15 Nghị định 25/2011/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định 49/2017/NĐ-CP) như sau:
Đăng ký, lưu giữ và sử dụng thông tin thuê bao
...
3. Khi giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung cá nhân, tổ chức có trách nhiệm xuất trình giấy tờ sau:
a) Trường hợp là cá nhân: bản chính hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân còn thời hạn sử dụng đối với người có quốc tịch Việt Nam hoặc hộ chiếu còn thời hạn lưu hành tại Việt Nam đối với người có quốc tịch nước ngoài (sau đây gọi chung là giấy tờ tùy thân);
b) Trường hợp là tổ chức: bản chính hay bản sao được chứng thực từ bản chính quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế hoặc giấy phép đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (sau đây gọi chung là giấy chứng nhận pháp nhân). Đối với dịch vụ viễn thông di động, tổ chức phải gửi kèm theo danh sách các cá nhân thuộc tổ chức (có xác nhận hợp pháp của tổ chức) được phép sử dụng dịch vụ viễn thông theo hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung mà tổ chức giao kết với doanh nghiệp viễn thông (trường hợp tổ chức giao cho người sử dụng) đồng thời kèm theo bản chính giấy tờ tùy thân của từng cá nhân. Trường hợp người đến giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung không phải là người đại diện theo pháp luật của tổ chức thì phải xuất trình văn bản ủy quyền hợp pháp của người đại diện theo pháp luật và giấy tờ tùy thân của mình;
c) Đối với người dưới 14 tuổi hoặc người được giám hộ theo quy định của Bộ Luật Dân sự, việc giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung phải do cha, mẹ hoặc người giám hộ thực hiện.
...
Thông thường, tùy theo từng nhà mạng cụ thể mà sẽ có độ tuổi quy định để được đăng ký số điện thoại chính chủ, thường sẽ phụ thuộc vào CMND/ thẻ CCCD của chủ thể đăng ký. Tức, khi nào người đó đủ tuổi làm CMND/ thẻ CCCD (từ đủ 14 tuổi trở lên) thì có thể đăng ký.
Tuy nhiên, với cá nhân dưới 14 tuổi cũng có thể được đăng ký số điện thoại nhưng phải do cha, mẹ hoặc người giám hộ theo quy định của pháp luật dân sự đứng ra bảo lãnh đăng ký (Cha, mẹ hoặc người giám hộ sẽ đứng tên chủ thuê bao).
Hiện nay, có một số nhà mạng có phát hành SIM học sinh với giá ưu đãi vừa túi tiền, liên tục cập nhật các tính năng và tung ra nhiều gói cước ưu đãi.
Địa điểm đăng ký số điện thoại chính chủ uy tín?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 25/2011/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định 49/2017/NĐ-CP) thì việc đăng ký số điện thoại chính chủ chỉ được thực hiện tại các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông, bao gồm:
- Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông có địa chỉ xác định do doanh nghiệp viễn thông thiết lập;
- Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông lưu động do doanh nghiệp viễn thông thiết lập;
- Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông có địa chỉ xác định do doanh nghiệp khác thiết lập, được doanh nghiệp viễn thông ký hợp đồng ủy quyền để thực hiện việc giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông (gọi tắt là Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông ủy quyền).
Bao nhiêu tuổi trở lên thì được đăng ký số điện thoại? Địa điểm đăng ký số điện thoại chính chủ uy tín? (Hình từ Internet)
Trên sim điện thoại chính chủ bao gồm những thông tin gì?
Trên sim điện thoại chính chủ bao gồm những thông tin được căn cứ theo khoản 5 Điều 15 Nghị định 25/2011/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định 49/2017/NĐ-CP) như sau:
(1) Số thuê bao; đối tượng sử dụng cho từng số thuê bao: đối với cá nhân (cho bản thân; cho con đẻ, con nuôi dưới 14 tuổi; cho người được giám hộ; cho thiết bị); đối với tổ chức (cho các cá nhân thuộc tổ chức; cho thiết bị);
(2) Thông tin trên giấy tờ tùy thân của cá nhân, bao gồm: họ và tên; ngày tháng năm sinh; quốc tịch; số, ngày cấp, cơ quan cấp hoặc nơi cấp giấy tờ tùy thân; nơi đăng ký hộ khẩu thường trú (đối với người có quốc tịch Việt Nam);
(3) Thông tin trên giấy tờ của tổ chức, bao gồm: tên tổ chức; địa chỉ trụ sở giao dịch; thông tin trên giấy tờ tùy thân của người đến giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung và thông tin trên giấy tờ tùy thân của mỗi cá nhân thuộc tổ chức tương ứng với số thuê bao mà tổ chức giao cho cá nhân đó sử dụng (trường hợp tổ chức giao cho người sử dụng) theo quy định tại điểm b khoản này;
(4) Bản số hóa toàn bộ các giấy tờ của cá nhân, tổ chức đã xuất trình khi đến giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung;
(5) Ảnh chụp người trực tiếp đến giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung (đối với dịch vụ viễn thông di động); bản số hóa bản xác nhận thông tin thuê bao hoặc bản xác nhận thông tin thuê bao có chữ ký điện tử (đối với dịch vụ viễn thông di động trả trước);
(6) Hình thức thanh toán giá cước (trả trước, trả sau);
(7) Họ tên nhân viên giao dịch; thời gian thực hiện việc giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung; thời gian thực hiện mỗi lần cập nhật thông tin thuê bao (đối với các trường hợp cá nhân, tổ chức cập nhật lại thông tin thuê bao); địa chỉ và số điện thoại liên hệ của điểm cung cấp dịch vụ viễn thông.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?