Bao nhiêu tuổi thì đủ tuổi quan hệ tình dục theo pháp luật? Nghi ngờ một người bị xâm hại tình dục khi thấy những dấu hiệu nào?
Bao nhiêu tuổi thì đủ tuổi quan hệ tình dục theo pháp luật?
Hiện tại không có văn bản nào quy định cụ thể bao nhiêu tuổi thì đủ tuổi quan hệ tình dục.
Tuy nhiên, dựa trên quy định của pháp luật hình sự, có thể xét đến 2 trường hợp sau đây:
Trường hợp 1: Quan hệ tình dục với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ hoặc quan hệ tình dục với người dưới 13 tuổi.
Trong trường hợp này, người thực hiện hành vi quan hệ tình dục bị truy cứu về Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Điều 142 Bộ luật Hình sự 2015).
Mức phạt: Từ 07 năm tù đến tử hình.
Trường hợp 2: Người từ đủ 18 tuổi trở lên quan hệ tình dục với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.
Trong trường hợp này, người thực hiện hành vi quan hệ tình dục bị truy cứu về Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 145 Bộ luật Hình sự 2015).
Mức phạt: Từ 01 - 15 năm tù.
Như vậy, từ 02 trường hợp trên có thể thấy, quan hệ tình dục với người dưới 16 tuổi sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự. Còn nếu cả hai người đều từ đủ 16 tuổi trở lên mà đồng thuận quan hệ tình dục thì sẽ không bị pháp luật truy cứu.
Pháp luật Việt Nam lấy mốc 16 tuổi để cho phép quan hệ tình dục vì theo khoa học hình sự, khi đủ 16 tuổi, đối tượng đã có thể nhận thức về các yếu tố tâm sinh lý để chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Đồng thời, quy định này cũng phù hợp với Luật Trẻ em 2016 do Luật này quy định trẻ em là những người dưới 16 tuổi.
Bao nhiêu tuổi thì đủ tuổi quan hệ tình dục theo pháp luật? Nghi ngờ một người bị xâm hại tình dục khi thấy những dấu hiệu nào? (Hình từ Internet)
Nghi ngờ một người bị xâm hại tình dục khi thấy những dấu hiệu nào?
Căn cứ tại tiết 1.2 tiểu mục 1 Mục III Hướng dẫn chăm sóc và hỗ trợ y tế cho người bị xâm hại tình dục ban hành kèm theo Quyết định 3133/QĐ-BYT năm 2020 thì các dấu hiệu nghi ngờ một người bị xâm hại tình dục bao gồm:
- Chảy máu, vết bầm tím, tổn thương ở cơ quan sinh dục nghi do chấn thương;
- Yêu cầu khám cơ quan sinh dục mà không có lý giải rõ ràng;
- Người bệnh trong tình trạng hoảng loạn, lo sợ;
- Đến cơ sở y tế vào thời điểm thường xảy ra với các trường hợp cấp cứu (ví dụ: ban đêm) trong khi các dấu hiệu lâm sàng sơ bộ không ở mức cấp cứu;
- Người đến khám hoặc/và người đưa đến khám (trường hợp trẻ em) có biểu hiện bất thường, che giấu danh tính, nơi ở hay không nói rõ mối quan hệ với người nghi bị hại.
Hành vi quan hệ tình dục khác trong Bộ luật Hình sự là hành vi như thế nào? Nguyên tắc xử lý đối với người phạm tội xâm hại tình dục ra sao?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP có quy định hành vi quan hệ tình dục khác trong Bộ luật Hình sự được quy định tại các tội xâm hại tình dục như Tội hiếp dâm, Tội cưỡng dâm,.. là hành vi của những người cùng giới tính hay khác giới tính sử dụng bộ phận sinh dục nam, bộ phận khác trên cơ thể (ví dụ: ngón tay, ngón chân, lưỡi...), dụng cụ tình dục xâm nhập vào bộ phận sinh dục nữ, miệng, hậu môn của người khác với bất kỳ mức độ xâm nhập nào, bao gồm một trong các hành vi sau:
- Đưa bộ phận sinh dục nam xâm nhập vào miệng, hậu môn của người khác;
- Dùng bộ phận khác trên cơ thể (ví dụ: ngón tay, ngón chân, lưỡi...), dụng cụ tình dục xâm nhập vào bộ phận sinh dục nữ, hậu môn của người khác.
Căn cứ tại Điều 6 Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP có quy định như sau:
Nguyên tắc xử lý đối với người phạm tội xâm hại tình dục
1. Tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của pháp luật hình sự và tố tụng hình sự.
2. Áp dụng hình phạt nghiêm khắc đối với các hành vi vi phạm luân thường, đạo đức; lợi dụng chức vụ, quyền hạn; lợi dụng nghề nghiệp, công việc; xâm hại người dưới 13 tuổi.
3. Áp dụng các hình phạt bổ sung cao nhất theo quy định của Bộ luật Hình sự và các đạo luật khác có liên quan. Trong trường hợp cần thiết có thể cấm đảm nhiệm chức vụ, hành nghề liên quan đến người dưới 16 tuổi.
Theo đó, những nguyên tắc sau sẽ được áp dụng khi xử lý đối với người phạm tội xâm hại tình dục
- Tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của pháp luật hình sự và tố tụng hình sự.
- Áp dụng hình phạt nghiêm khắc đối với các hành vi vi phạm luân thường, đạo đức; lợi dụng chức vụ, quyền hạn; lợi dụng nghề nghiệp, công việc; xâm hại người dưới 13 tuổi.
- Áp dụng các hình phạt bổ sung cao nhất theo quy định của Bộ luật Hình sự và các đạo luật khác có liên quan. Trong trường hợp cần thiết có thể cấm đảm nhiệm chức vụ, hành nghề liên quan đến người dưới 16 tuổi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?