Bảo hiểm tử kỳ có phải là bảo hiểm nhân thọ không? Bên mua bảo hiểm có thể mua bảo hiểm tử kỳ cho ai?
Bảo hiểm tử kỳ có phải là bảo hiểm nhân thọ không? Ai được mua bảo hiểm tử kỳ?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 46/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ
Các loại nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ bao gồm:
1. Bảo hiểm trọn đời.
2. Bảo hiểm sinh kỳ.
3. Bảo hiểm tử kỳ.
4. Bảo hiểm hỗn hợp.
5. Bảo hiểm trả tiền định kỳ.
6. Bảo hiểm liên kết đầu tư (bao gồm bảo hiểm liên kết chung và bảo hiểm liên kết đơn vị) theo quy định tại Chương VII Nghị định này.
7. Bảo hiểm hưu trí theo quy định tại Chương VII Nghị định này.
Như vậy, bảo hiểm tử kỳ là một loại bảo hiểm nhân thọ.
Căn cứ theo Điều 34 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định như sau:
Quyền lợi có thể được bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng bảo hiểm sức khỏe
1. Bên mua bảo hiểm có quyền lợi có thể được bảo hiểm đối với những người sau đây:
a) Bản thân bên mua bảo hiểm;
b) Vợ, chồng, cha, mẹ, con của bên mua bảo hiểm;
c) Anh ruột, chị ruột, em ruột hoặc người khác có quan hệ nuôi dưỡng, cấp dưỡng với bên mua bảo hiểm;
d) Người có quyền lợi về tài chính hoặc quan hệ lao động với bên mua bảo hiểm;
đ) Người được bảo hiểm đồng ý bằng văn bản cho bên mua bảo hiểm mua bảo hiểm sức khỏe cho mình.
2. Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm.
Như vậy, bên mua bảo hiểm có thể mua bảo hiểm tử kỳ cho:
- Bản thân bên mua bảo hiểm;
- Vợ, chồng, cha, mẹ, con của bên mua bảo hiểm;
- Anh ruột, chị ruột, em ruột hoặc người khác có quan hệ nuôi dưỡng, cấp dưỡng với bên mua bảo hiểm;
- Người có quyền lợi về tài chính hoặc quan hệ lao động với bên mua bảo hiểm;
- Người được bảo hiểm đồng ý bằng văn bản cho bên mua bảo hiểm mua bảo hiểm sức khỏe cho mình.
Bảo hiểm tử kỳ có phải là bảo hiểm nhân thọ không? (hình từ internet)
Bên mua bảo hiểm tử kỳ phải đóng phí bảo hiểm một lần hay nhiều lần?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 37 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định như sau:
Đóng phí bảo hiểm nhân thọ
1. Bên mua bảo hiểm có thể đóng phí bảo hiểm một lần hoặc nhiều lần theo thời hạn, phương thức thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
2. Trường hợp phí bảo hiểm được đóng nhiều lần và bên mua bảo hiểm đã đóng một hoặc một số kỳ phí bảo hiểm nhưng không thể đóng được các khoản phí bảo hiểm tiếp theo thì thời gian gia hạn đóng phí là 60 ngày.
3. Các bên có thể thỏa thuận khôi phục hiệu lực hợp đồng bảo hiểm đã bị đơn phương chấm dứt thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 26 của Luật này trong thời hạn 02 năm kể từ ngày bị chấm dứt và bên mua bảo hiểm đã đóng số phí bảo hiểm còn thiếu.
4. Trường hợp bên mua bảo hiểm không đóng hoặc không đóng đủ phí bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm không được tự ý khấu trừ phí bảo hiểm từ giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm khi chưa có sự đồng ý của bên mua bảo hiểm và không được khởi kiện đòi bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm. Quy định này không áp dụng đối với bảo hiểm nhóm.
Như vậy, bên mua bảo hiểm tử kỳ có thể đóng phí bảo hiểm một lần hoặc nhiều lần theo thời hạn, phương thức thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ không phải trả tiền bảo hiểm tử kỳ trong trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 40 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định như sau:
Các trường hợp không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm trong trường hợp sau đây:
a) Người được bảo hiểm chết do tự tử trong thời hạn 02 năm kể từ ngày nộp khoản phí bảo hiểm đầu tiên hoặc kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm khôi phục hiệu lực;
b) Người được bảo hiểm chết do lỗi cố ý của bên mua bảo hiểm hoặc lỗi cố ý của người thụ hưởng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
c) Người được bảo hiểm bị thương tật vĩnh viễn do lỗi cố ý của chính bản thân người được bảo hiểm hoặc bên mua bảo hiểm hoặc người thụ hưởng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
d) Người được bảo hiểm chết do bị thi hành án tử hình;
đ) Trường hợp khác theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
2. Trường hợp có nhiều người thụ hưởng, nếu một hoặc một số người thụ hưởng cố ý gây ra cái chết hay thương tật vĩnh viễn cho người được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài vẫn phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm cho những người thụ hưởng khác theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
...
Như vậy, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ không phải trả tiền bảo hiểm tử kỳ trong trường hợp:
- Người được bảo hiểm chết do tự tử trong thời hạn 02 năm kể từ ngày nộp khoản phí bảo hiểm đầu tiên hoặc kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm khôi phục hiệu lực;
- Người được bảo hiểm chết do lỗi cố ý của bên mua bảo hiểm hoặc lỗi cố ý của người thụ hưởng.
+ Trừ trường hợp có nhiều người thụ hưởng, nếu một hoặc một số người thụ hưởng cố ý gây ra cái chết hay thương tật vĩnh viễn cho người được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài vẫn phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm cho những người thụ hưởng khác theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
- Người được bảo hiểm chết do bị thi hành án tử hình;
- Trường hợp khác theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?