Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải tổ chức kiểm kê tài sản trong những trường hợp nào theo quy định?

Cho tôi hỏi Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải tổ chức kiểm kê tài sản trong những trường hợp nào theo quy định? Mọi tổn thất tài sản của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải được xử lý theo nguyên tắc nào? Câu hỏi của anh NDT từ Quảng Nam.

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải tổ chức kiểm kê tài sản trong những trường hợp nào theo quy định?

Việc kiểm kê tài sản của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 312/2016/TT-BTC như sau:

Kiểm kê, đánh giá lại tài sản
1. Kiểm kê tài sản:
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải tổ chức kiểm kê tài sản định kỳ hoặc đột xuất khi khóa sổ kế toán để lập báo cáo tài chính năm; sau khi xảy ra thiên tai, địch họa; hoặc vì lý do nào đó gây ra biến động tài sản của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam; hoặc theo quy định của Nhà nước. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải thống kê tài sản thừa, thiếu, xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của tổ chức và cá nhân có liên quan và xác định mức bồi thường vật chất theo quy định.
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam xử lý kiểm kê tài sản theo quy định của pháp luật đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
...

Như vậy, theo quy định, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải tổ chức kiểm kê tài sản định kỳ hoặc đột xuất trong các trường hợp sau đây:

(1) Khi khóa sổ kế toán để lập báo cáo tài chính năm;

(2) Sau khi xảy ra thiên tai, địch họa;

(3) Vì lý do nào đó gây ra biến động tài sản của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam;

(4) Theo quy định của Nhà nước.

Lưu ý: Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải thống kê tài sản thừa, thiếu, xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của tổ chức và cá nhân có liên quan và xác định mức bồi thường vật chất theo quy định.

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải tổ chức kiểm kê tài sản trong những trường hợp nào theo quy định?

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải tổ chức kiểm kê tài sản trong những trường hợp nào theo quy định? (Hình từ Internet)

Mọi tổn thất tài sản của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải được xử lý theo nguyên tắc nào?

Nguyên tắc xử lý tổn thất tài sản được quy định tại Điều 12 Thông tư 312/2016/TT-BTC như sau:

Xử lý tổn thất tài sản
Mọi tổn thất tài sản của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (trừ tổn thất thuộc cam kết bảo hiểm tiền gửi của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam) phải được lập biên bản xác định giá trị tổn thất, nguyên nhân, trách nhiệm và xử lý theo nguyên tắc sau:
1. Nếu tổn thất do nguyên nhân chủ quan thì người gây ra tổn thất phải bồi thường. Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam quyết định mức bồi thường và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
2. Tài sản đã mua bảo hiểm thì xử lý theo hợp đồng bảo hiểm.
3. Giá trị tổn thất sau khi đã thu hồi và bù đắp bằng tiền bồi thường của cá nhân, tập thể, của các tổ chức bảo hiểm, dự phòng rủi ro, phần thiếu được hạch toán vào chi phí trong kỳ.
4. Những trường hợp tổn thất do thiên tai, địch họa hoặc nguyên nhân bất khả kháng gây thiệt hại nghiêm trọng, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam không thể khắc phục được thì Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam lập phương án xử lý tổn thất báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
5. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có trách nhiệm xử lý kịp thời các khoản tổn thất tài sản, trường hợp để các khoản tổn thất tài sản không được xử lý theo đúng quy định thì Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Như vậy, theo quy định, mọi tổn thất tài sản của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (trừ tổn thất thuộc cam kết bảo hiểm tiền gửi của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam) phải được lập biên bản xác định giá trị tổn thất, nguyên nhân, trách nhiệm và xử lý theo nguyên tắc sau:

(1) Nếu tổn thất do nguyên nhân chủ quan thì người gây ra tổn thất phải bồi thường.

Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam quyết định mức bồi thường và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

(2) Tài sản đã mua bảo hiểm thì xử lý theo hợp đồng bảo hiểm.

(3) Giá trị tổn thất sau khi đã thu hồi và bù đắp bằng tiền bồi thường của cá nhân, tập thể, của các tổ chức bảo hiểm, dự phòng rủi ro, phần thiếu được hạch toán vào chi phí trong kỳ.

(4) Những trường hợp tổn thất do thiên tai, địch họa hoặc nguyên nhân bất khả kháng gây thiệt hại nghiêm trọng, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam không thể khắc phục được thì Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam lập phương án xử lý tổn thất báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

(5) Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có trách nhiệm xử lý kịp thời các khoản tổn thất tài sản.

Trường hợp để các khoản tổn thất tài sản không được xử lý theo đúng quy định thì Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Việc đánh giá mức độ bảo toàn vốn của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được thực hiện theo phương pháp nào?

Phương pháp đánh giá bảo toàn vốn của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư 312/2016/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung bởi các khoản 4 Điều 1 Thông tư 20/2020/TT-BTC, khoản 5 Điều 1 Thông tư 20/2020/TT-BTC và 6 Điều 1 Thông tư 20/2020/TT-BTC) như sau:

Bảo toàn vốn của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
...
3. Định kỳ hàng năm Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải đánh giá mức độ bảo toàn vốn của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, phương pháp đánh giá như sau:
a) Kết quả hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam không phát sinh chênh lệch thu chi âm hoặc có chênh lệch thu chi dương thì được đánh giá là bảo toàn vốn.
b) Kết quả hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phát sinh chênh lệch thu chi âm (bao gồm trường hợp còn âm chênh lệch thu chi lũy kế) thì được đánh giá là không bảo toàn được vốn.
4. Khi đánh giá mức độ bảo toàn vốn, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được loại trừ các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến vốn và thu nhập, gồm:
...

Như vậy, theo quy định, việc đánh giá mức độ bảo toàn vốn của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được thực hiện theo các phương pháp sau đây:

(1) Kết quả hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam không phát sinh chênh lệch thu chi âm hoặc có chênh lệch thu chi dương thì được đánh giá là bảo toàn vốn.

(2) Kết quả hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phát sinh chênh lệch thu chi âm (bao gồm trường hợp còn âm chênh lệch thu chi lũy kế) thì được đánh giá là không bảo toàn được vốn.

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có nhiệm vụ tổ chức tuyên truyền chính sách pháp luật về bảo hiểm tiền gửi đúng không?
Pháp luật
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam sẽ không bảo hiểm cho loại tiền gửi nào? Thời điểm Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam chi trả tiền bảo hiểm?
Pháp luật
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam sử dụng nguồn lực tài chính từ đâu? Nguyên tắc quản lý tài chính của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam?
Pháp luật
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải công bố thông tin việc thu hồi Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi trên phương tiện thông tin đại chúng đúng không?
Pháp luật
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được thực hiện kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi đúng không?
Pháp luật
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam do ai thành lập? Tên giao dịch quốc tế của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là gì?
Pháp luật
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam chi trả cho người gửi tiền trong trường hợp nào? Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam hoạt động theo mô hình nào?
Pháp luật
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được sử dụng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để gửi tiền có kỳ hạn tại Ngân hàng thương mại đúng không?
Pháp luật
Vốn điều lệ của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là bao nhiêu? Các khoản thu của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam gồm các khoản nào?
Pháp luật
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có trách nhiệm gì đối với tổ chức tín dụng kiểm soát đặc biệt theo quy định?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
575 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào