Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam chi trả cho người gửi tiền trong trường hợp nào? Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam hoạt động theo mô hình nào?
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam hoạt động theo mô hình nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 312/2016/TT-BTC có quy định như sau:
Nguyên tắc quản lý tài chính
1. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là tổ chức tài chính nhà nước, hoạt động theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài khoản riêng theo pháp luật Việt Nam, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, bảo đảm an toàn vốn và tự bù đắp chi phí.
2. Nguồn thu của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được miễn nộp các loại thuế theo quy định của pháp luật.
3. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam hạch toán tập trung toàn hệ thống, thực hiện thu, chi và quyết toán thu, chi tài chính theo các nội dung quy định tại Thông tư này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Theo đó, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam hoạt động theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài khoản riêng theo pháp luật Việt Nam, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, bảo đảm an toàn vốn và tự bù đắp chi phí.
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam chi trả cho người gửi tiền trong trường hợp nào? Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam hoạt động theo mô hình nào? (Hình từ Internet)
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam chi trả cho người gửi tiền trong trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bảo hiểm tiền gửi là sự bảo đảm hoàn trả tiền gửi cho người được bảo hiểm tiền gửi trong hạn mức trả tiền bảo hiểm khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền hoặc phá sản.
...
Đồng thời, tại khoản 6 Điều 3 Quy chế chi trả tiền gửi được bảo hiểm ban hành kèm theo Quyết định 807/QĐ-BHTG năm 2016 quy định về thời điểm phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
5. Sổ tiền gửi là tên gọi chung của các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với các khoản tiền gửi được bảo hiểm của người được bảo hiểm tiền gửi tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.
6. Thời điểm phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm
Nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm phát sinh kể từ thời điểm Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc văn bản chấm dứt áp dụng hoặc văn bản không áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán mà tổ chức tín dụng là tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi vẫn lâm vào tình trạng phá sản (mất khả năng thanh toán) hoặc Ngân hàng Nhà nước có văn bản xác định chi nhánh ngân hàng nước ngoài là tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền.
7. Hạn mức trả tiền bảo hiểm là số tiền tối đa mà Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm (gồm cả tiền gốc và tiền lãi) của một người tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam chi trả cho người gửi tiền trong trường hợp tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền hoặc phá sản.
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thực hiện chi trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm tiền gửi theo hình thức nào?
Căn cứ vào Điều 17 Quy chế chi trả tiền gửi được bảo hiểm ban hành kèm theo Quyết định 807/QĐ-BHTG năm 2016 quy định về hình thức và thời hạn chi trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm tiền gửi như sau:
Hình thức và thời hạn chi trả tiền bảo hiểm
1. Hình thức chi trả tiền bảo hiểm: Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thực hiện chi trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm tiền gửi theo một trong hai hình thức hoặc kết hợp cả hai hình thức là chi trả trực tiếp và/hoặc ủy quyền chi trả. Người nhận tiền bảo hiểm có thể nhận bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản theo yêu cầu.
2. Thời hạn chi trả tiền bảo hiểm: Trong thời hạn 60 ngày, kể từ thời điểm phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có trách nhiệm chi trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm tiền gửi.
Như vậy, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có thể thực hiện chi trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm tiền gửi theo một trong hai hình thức hoặc kết hợp cả hai hình thức sau đây:
- Chi trả trực tiếp; và/hoặc
- Ủy quyền chi trả.
Người nhận tiền bảo hiểm có thể nhận bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản theo yêu cầu.
Lưu ý: Trong thời hạn 60 ngày, kể từ thời điểm phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có trách nhiệm chi trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm tiền gửi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?
- Nhân viên y tế học đường là gì? Mức hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế học đường hiện nay là bao nhiêu?
- Báo cáo kiểm điểm chi ủy chi bộ thôn cuối năm 2024? Tải mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể chi bộ thôn mới nhất 2024 ở đâu?