Bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị giám sát hàng không như thế nào? Nâng cấp các thiết bị giám sát hàng không phải đáp ứng gì?
Bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị giám sát hàng không như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 88 Thông tư 19/2017/TT-BGTVT, được sửa đổi bởi khoản 30 Điều 1 Thông tư 32/2021/TT-BGTVT như sau:
Ghi thông tin về bảo dưỡng, sửa chữa, cải tiến hệ thống, thiết bị CNS
1. Việc bảo dưỡng, sửa chữa, cải tiến hệ thống, thiết bị CNS phải được ghi đầy đủ, rõ ràng trong nhật ký hoặc bằng hình thức lưu trữ thích hợp khác.
2. Bản ghi thông tin về bảo dưỡng, sửa chữa, cải tiến hệ thống, thiết bị CNS phải có các nội dung sau:
a) Ngày bảo dưỡng, sửa chữa, cải tiến;
b) Tình trạng của hệ thống, thiết bị CNS;
c) Nội dung, biện pháp đã bảo dưỡng, sửa chữa, cải tiến;
d) Việc thực hiện các thông số bắt buộc.
3. Khi chuyển giao hệ thống, thiết bị CNS từ đơn vị khai thác, bảo trì này sang đơn vị khai thác, bảo trì khác phải chuyển kèm theo hồ sơ, tài liệu, bản ghi thông số liên quan đến hệ thống, thiết bị đó.
4. Thông tin, dữ liệu về bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống, thiết bị CNS phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật.
Theo đó, khi thiết bị CNS (thiết bị giám sát hàng không) gặp sự cố thì cần phải ghi thông tin về bảo dưỡng, sửa chữa, cải tiến hệ thống như sau:
- Việc bảo dưỡng, sửa chữa, cải tiến hệ thống, thiết bị CNS phải được ghi đầy đủ, rõ ràng trong nhật ký hoặc bằng hình thức lưu trữ thích hợp khác.
- Bản ghi thông tin về bảo dưỡng, sửa chữa, cải tiến hệ thống, thiết bị CNS phải có các nội dung sau:
+ Ngày bảo dưỡng, sửa chữa, cải tiến;
+ Tình trạng của hệ thống, thiết bị CNS;
+ Nội dung, biện pháp đã bảo dưỡng, sửa chữa, cải tiến;
+ Việc thực hiện các thông số bắt buộc.
- Khi chuyển giao hệ thống, thiết bị CNS từ đơn vị khai thác, bảo trì này sang đơn vị khai thác, bảo trì khác phải chuyển kèm theo hồ sơ, tài liệu, bản ghi thông số liên quan đến hệ thống, thiết bị đó.
- Thông tin, dữ liệu về bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống, thiết bị CNS phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật.
Như vậy, việc ghi lại thông tin để bảo dưỡng và sửa chửa thiết bị giám sát hàng không thực hiện theo quy định trên.
Giám sát hàng không (Hình từ Internet)
Nâng cấp các thiết bị giám sát hàng không phải đáp ứng gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 90 Thông tư 19/2017/TT-BGTVT như sau:
Đầu tư, lắp đặt, cải tạo, nâng cấp hệ thống, thiết bị CNS
1. Việc đầu tư, lắp đặt, cải tạo, nâng cấp hệ thống, thiết bị CNS phải đáp ứng yêu cầu phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay và quy định của pháp luật.
2. Hệ thống, thiết bị CNS nhập khẩu phải đảm bảo tiêu chuẩn tương thích điện từ, quy hoạch phổ tần số theo quy định của pháp luật về tần số vô tuyến điện.
Theo đó, việc đầu tư, lắp đặt, cải tạo, nâng cấp hệ thống, thiết bị CNS phải đáp ứng yêu cầu phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay và quy định của pháp luật.
Hệ thống, thiết bị CNS nhập khẩu phải đảm bảo tiêu chuẩn tương thích điện từ, quy hoạch phổ tần số theo quy định của pháp luật về tần số vô tuyến điện.
Như vậy, nâng cấp các thiết bị giám sát hàng không phải đáp ứng yêu cầu phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay và quy định của pháp luật.
Kết nối sử dụng dữ liệu trên kênh thông tin liên lạc hàng không với thiết bị giám sát hàng không để làm gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 89 Thông tư 19/2017/TT-BGTVT như sau:
Kết nối, sử dụng thông tin, dữ liệu trên kênh thông tin liên lạc hàng không
1. Việc kết nối để sử dụng thông tin, dữ liệu trên các kênh thông tin liên lạc, hệ thống, thiết bị CNS giữa các tổ chức trong ngành HKDD Việt Nam được thực hiện để phục vụ quản lý, bảo đảm hoạt động bay.
2. Việc kết nối để sử dụng thông tin liên lạc, hệ thống, thiết bị CNS giữa các tổ chức trong ngành HKDD và các tổ chức ngoài ngành chỉ được thực hiện để phục vụ công tác quản lý, sử dụng vùng trời, đảm bảo an ninh quốc phòng, quản lý, bảo đảm hoạt động bay và đảm bảo an ninh thông tin.
3. Việc kết nối được quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này phải báo cáo Cục Hàng không Việt Nam trước khi thực hiện, trừ trường hợp kết nối giữa các cơ sở cung cấp dịch vụ trong cùng một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay.
Theo đó, việc kết nối để sử dụng thông tin, dữ liệu trên các kênh thông tin liên lạc, hệ thống, thiết bị CNS giữa các tổ chức trong ngành HKDD Việt Nam được thực hiện để phục vụ quản lý, bảo đảm hoạt động bay.
Việc kết nối để sử dụng thông tin liên lạc, hệ thống, thiết bị CNS giữa các tổ chức trong ngành HKDD và các tổ chức ngoài ngành chỉ được thực hiện để phục vụ công tác quản lý, sử dụng vùng trời, đảm bảo an ninh quốc phòng, quản lý, bảo đảm hoạt động bay và đảm bảo an ninh thông tin.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?