Báo động chưa được tắt của tín hiệu báo động trong chăm sóc gây mê và hô hấp phải tự động đặt lại mức khi nào?
- Tín hiệu thông báo của tín hiệu báo động trong chăm sóc gây mê và hô hấp được dùng để làm gì?
- Báo động chưa được tắt của tín hiệu báo động trong chăm sóc gây mê và hô hấp phải tự động đặt lại mức khi nào?
- Tài liệu hướng dẫn sử dụng máy tín hiệu báo động trong chăm sóc gây mê và hô hấp phải có những thông tin nào?
Tín hiệu thông báo của tín hiệu báo động trong chăm sóc gây mê và hô hấp được dùng để làm gì?
Tín hiệu thông báo của tín hiệu báo động trong chăm sóc gây mê và hô hấp được dùng để làm gì, thì theo quy định tại tiểu mục 5.4 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7009-3:2002 như sau:
Chỉ định mức ưu tiên của các báo động
…
5.4. Tín hiệu thông báo
Các tín hiệu thông báo được dùng chỉ để truyền những thông điệp có thể cần hoặc không cần làm tăng sự cảnh giác của người vận hành máy. Nhưng ngược lại với tín hiệu báo động chúng không đòi hỏi sự can thiệp của người vận hành. Các tín hiệu thông báo không phải là tín hiệu báo động mức độ ưu tiên thứ tư.
Như vậy, theo quy định trên thì tín hiệu thông báo của tín hiệu báo động trong chăm sóc gây mê và hô hấp được dùng chỉ để truyền những thông điệp có thể cần hoặc không cần làm tăng sự cảnh giác của người vận hành máy.
Nhưng ngược lại với tín hiệu báo động chúng không đòi hỏi sự can thiệp của người vận hành. Các tín hiệu thông báo không phải là tín hiệu báo động mức độ ưu tiên thứ tư.
Báo động chưa được tắt của tín hiệu báo động trong chăm sóc gây mê và hô hấp phải tự động đặt lại mức khi nào? (Hình từ Internet)
Báo động chưa được tắt của tín hiệu báo động trong chăm sóc gây mê và hô hấp phải tự động đặt lại mức khi nào?
Báo động chưa được tắt của tín hiệu báo động trong chăm sóc gây mê và hô hấp phải tự động đặt lại mức khi nào, thì theo quy định tại Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7009-3:2002 như sau:
Báo động chưa được tắt
Tín hiệu báo động bằng âm thanh hoặc/và hình ảnh của những báo động chưa được tắt phải tự động đặt lại mức khi điều kiện gây báo động đã được loại bỏ hoặc đã được hiệu chỉnh. Nên có phương tiện để cho người sử dụng lựa chọn giữa báo động chưa được tắt và báo động đã được tắt.
Nếu điều kiện gây báo động biến mất nhanh, người vận hành không có khả năng phát hiện điều gì đã gây báo động, vì vậy cần thận trọng khi thiết kế hệ thống báo động để đảm bảo có thể nhận biết được nguyên nhân báo động. Các giải pháp có thể như sau:
a) sử dụng loại báo động có thời khoảng tối thiểu dài hơn, ví dụ 10 s;
b) một thông điệp lưu lại sau khi điều kiện gây báo động biến mất;
c) một dữ liệu báo động lưu lại trong bộ nhớ mà người vận hành có thể gọi, in hoặc dùng để ghi các chức năng của thiết bị.
Như vậy, theo quy định trên thì báo động chưa được tắt của tín hiệu báo động trong chăm sóc gây mê và hô hấp phải tự động đặt lại mức khi điều kiện gây báo động đã được loại bỏ hoặc đã được hiệu chỉnh.
Tài liệu hướng dẫn sử dụng máy tín hiệu báo động trong chăm sóc gây mê và hô hấp phải có những thông tin nào?
Tài liệu hướng dẫn sử dụng máy tín hiệu báo động trong chăm sóc gây mê và hô hấp phải có những thông tin được quy định tại Mục 13 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7009-3:2002 như sau:
Thông tin do nhà sản xuất thiết bị y tế cung cấp
Nhà sản xuất phải cung cấp những thông tin sau đây trong tài liệu hướng dẫn sử dụng máy:
a) các phương pháp thử để xác định tính nguyên liệu của hệ thống báo động và tần suất kiểm tra;
b) mô tả sự phản ứng của máy khi mất và có lại điện (điện lưới và/hoặc ắc-quy) gồm trạng thái vận hành của máy khi nguồn điện phục hồi và thời hạn xảy ra mất điện mà sau đó các mức đặt báo động ngầm định của nhà sản xuất hoặc người dùng sẽ được kích hoạt;
c) đề xuất mức đặt báo động tiêu biểu được đề xuất và các mức đặt báo động ngầm định do người dùng, đặc biệt nếu có sự điều chỉnh mức đặt báo động bằng cơ khí;
d) các mức đặt báo động ngầm định của nhà máy;
e) bảng danh mục cần kiểm tra để thẩm tra các mức đặt báo động và đề xuất việc sử dụng bảng này khi thay đổi người vận hành máy.
Như vậy, theo quy định trên thì tài liệu hướng dẫn sử dụng máy tín hiệu báo động trong chăm sóc gây mê và hô hấp phải có những thông tin sau:
- Các phương pháp thử để xác định tính nguyên liệu của hệ thống báo động và tần suất kiểm tra;
- Mô tả sự phản ứng của máy khi mất và có lại điện (điện lưới và/hoặc ắc-quy) gồm trạng thái vận hành của máy khi nguồn điện phục hồi và thời hạn xảy ra mất điện mà sau đó các mức đặt báo động ngầm định của nhà sản xuất hoặc người dùng sẽ được kích hoạt;
- Đề xuất mức đặt báo động tiêu biểu được đề xuất và các mức đặt báo động ngầm định do người dùng, đặc biệt nếu có sự điều chỉnh mức đặt báo động bằng cơ khí;
- Các mức đặt báo động ngầm định của nhà máy;
- Bảng danh mục cần kiểm tra để thẩm tra các mức đặt báo động và đề xuất việc sử dụng bảng này khi thay đổi người vận hành máy.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thì có được cấp lại không? Ai có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận?
- Tài sản cơ sở của hợp đồng tương lai chỉ số là gì? Quy mô hợp đồng tương lai chỉ số được xác định như thế nào?
- Kết quả của việc đánh giá rủi ro về an toàn trong hoạt động dầu khí được sử dụng vào mục đích gì?
- Tăng hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp của cá nhân lên 15 lần theo quy định mới đúng không?
- Địa điểm làm thủ tục hải quan là địa điểm nào theo quy định Luật Hải quan? Thủ tục hải quan là gì?