Báo cáo viên pháp luật phải có các tiêu chuẩn nào? Báo cáo viên pháp luật có các nghĩa vụ như thế nào?
Báo cáo viên pháp luật phải có các tiêu chuẩn nào?
Báo cáo viên pháp luật phải có các tiêu chuẩn được quy định tại khoản 2 Điều 35 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 như sau:
Báo cáo viên pháp luật
1. Báo cáo viên pháp luật là cán bộ, công chức, viên chức và sỹ quan trong lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan có thẩm quyền ra quyết định công nhận để kiêm nhiệm thực hiện hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.
2. Báo cáo viên pháp luật phải có đủ các tiêu chuẩn sau:
a) Có phẩm chất đạo đức tốt, lập trường tư tưởng vững vàng, có uy tín trong công tác;
b) Có khả năng truyền đạt;
c) Có bằng tốt nghiệp đại học luật và thời gian công tác trong lĩnh vực pháp luật ít nhất là 02 năm; trường hợp không có bằng tốt nghiệp đại học luật, nhưng có bằng tốt nghiệp đại học khác thì phải có thời gian công tác liên quan đến pháp luật ít nhất là 03 năm.
…
Như vậy, theo quy định trên thì báo cáo viên pháp luật phải có đủ các tiêu chuẩn sau:
- Có phẩm chất đạo đức tốt, lập trường tư tưởng vững vàng, có uy tín trong công tác;
- Có khả năng truyền đạt;
- Có bằng tốt nghiệp đại học luật và thời gian công tác trong lĩnh vực pháp luật ít nhất là 02 năm; trường hợp không có bằng tốt nghiệp đại học luật, nhưng có bằng tốt nghiệp đại học khác thì phải có thời gian công tác liên quan đến pháp luật ít nhất là 03 năm.
Báo cáo viên pháp luật phải có các tiêu chuẩn nào? Báo cáo viên pháp luật có các nghĩa vụ như thế nào? (Hình từ Internet)
Báo cáo viên pháp luật có các quyền và nghĩa vụ của báo cáo viên pháp luật kể từ khi nào?
Báo cáo viên pháp luật có các quyền và nghĩa vụ của báo cáo viên pháp luật theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Thông tư 10/2016/TT-BTP như sau:
Công nhận báo cáo viên pháp luật
…
5. Văn bản đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật phải có đầy đủ các thông tin sau đây của người được đề nghị công nhận:
a) Họ và tên;
b) Chức vụ, chức danh (nếu có) và cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác;
c) Trình độ chuyên môn;
d) Lĩnh vực pháp luật chuyên môn sâu dự kiến kiêm nhiệm thực hiện hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.
6. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật có đầy đủ thông tin quy định tại Khoản 5 Điều này, cơ quan có thẩm quyền quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật xem xét, ra quyết định công nhận. Quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật được gửi tới Bộ, ngành, đoàn thể, cơ quan, tổ chức đề nghị công nhận và báo cáo viên pháp luật; được thông báo công khai theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 8 của Thông tư này.
Trường hợp văn bản đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật không có đủ thông tin quy định tại Khoản 5 Điều này thì trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản, cơ quan tiếp nhận có văn bản đề nghị bổ sung thông tin.
7. Báo cáo viên pháp luật có các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 36 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật kể từ khi Quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật có hiệu lực thi hành.
Như vậy, theo quy định trên thì báo cáo viên pháp luật có các quyền và nghĩa vụ của báo cáo viên pháp luật kể từ khi Quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật có hiệu lực thi hành.
Báo cáo viên pháp luật có các nghĩa vụ như thế nào?
Báo cáo viên pháp luật có các nghĩa vụ theo quy định tại khoản 2 Điều 36 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 như sau:
Quyền và nghĩa vụ của báo cáo viên pháp luật
1. Báo cáo viên pháp luật có các quyền sau đây:
a) Được cung cấp văn bản quy phạm pháp luật, thông tin, tài liệu pháp luật phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật;
b) Được tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật;
c) Được hưởng thù lao và chế độ theo quy định của pháp luật.
2. Báo cáo viên pháp luật có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật theo sự phân công; truyền đạt chính xác nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật;
b) Không được tiết lộ bí mật nhà nước và thực hiện các hành vi bị cấm khác;
c) Hằng năm, báo cáo về hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật do mình thực hiện với cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp.
Như vậy, theo quy định trên thì báo cáo viên pháp luật có các nghĩa vụ sau:
- Thực hiện nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật theo sự phân công; truyền đạt chính xác nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật;
- Không được tiết lộ bí mật nhà nước và thực hiện các hành vi bị cấm khác;
- Hằng năm, báo cáo về hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật do mình thực hiện với cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 28 TT BYT: Chụp X quang xương chũm được áp dụng đối với người lao động làm công việc gì?
- Mã định danh học sinh là gì? Mã định danh học sinh được sử dụng đồng bộ cho toàn cấp học theo Thông tư 42?
- Mức hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn khi mua nhà ở xã hội tại TP.HCM theo Quyết định 81/2024 là bao nhiêu?
- Mức phạt sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo Nghị định 123/2024?
- Mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT thế nào?