Báo cáo viên pháp luật cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng cần phải có bằng tốt nghiệp đại học luật không?
Báo cáo viên pháp luật được hiểu như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 37 Thông tư 42/2016/TT-BQP quy định tiêu chuẩn báo cáo viên pháp luật như sau:
Tiêu chuẩn báo cáo viên pháp luật
1. Báo cáo viên pháp luật là người được cơ quan có thẩm quyền ra quyết định công nhận để kiêm nhiệm thực hiện hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.
...
Theo quy định nêu trên, Báo cáo viên pháp luật là người được cơ quan có thẩm quyền ra quyết định công nhận để kiêm nhiệm thực hiện hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.
Báo cáo viên pháp luật cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng cần phải có bằng tốt nghiệp đại học luật không? (Hình từ Internet)
Báo cáo viên pháp luật cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng cần phải có bằng tốt nghiệp đại học luật không?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 37 Thông tư 42/2016/TT-BQP quy định tiêu chuẩn báo cáo viên pháp luật như sau:
Tiêu chuẩn báo cáo viên pháp luật
...
2. Báo cáo viên pháp luật cấp trung ương phải có đủ các tiêu chuẩn sau:
a) Là sĩ quan;
b) Có phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị, lập trường tư tưởng vững vàng, có uy tín trong cơ quan, đơn vị;
c) Có khả năng diễn thuyết trước tập thể;
d) Có bằng tốt nghiệp đại học luật và thời gian công tác trong lĩnh vực pháp luật từ đủ hai năm trở lên; trường hợp không có bằng tốt nghiệp đại học luật, nhưng có bằng tốt nghiệp đại học khác thì phải có thời gian làm công tác chuyên môn trực tiếp liên quan đến pháp luật hoặc làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật từ đủ ba năm trở lên;
đ) Có thời gian công tác trong Quân đội từ đủ năm năm trở lên.
3. Báo cáo viên pháp luật cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng phải có đủ các tiêu chuẩn sau:
a) Là sĩ quan hoặc quân nhân chuyên nghiệp;
b) Có đủ tiêu chuẩn quy định tại các Điểm b, c, d Khoản 2 Điều này;
c) Có thời gian công tác trong Quân đội từ đủ ba năm trở lên.
...
Đối chiếu quy định trên, Báo cáo viên pháp luật cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
- Là sĩ quan hoặc quân nhân chuyên nghiệp;
- Có phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị, lập trường tư tưởng vững vàng, có uy tín trong cơ quan, đơn vị;
- Có khả năng diễn thuyết trước tập thể;
- Có bằng tốt nghiệp đại học luật và thời gian công tác trong lĩnh vực pháp luật từ đủ hai năm trở lên.
- Nếu không có bằng tốt nghiệp đại học luật, nhưng có bằng tốt nghiệp đại học khác thì phải có thời gian làm công tác chuyên môn trực tiếp liên quan đến pháp luật hoặc làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật từ đủ ba năm trở lên.
- Có thời gian công tác trong Quân đội từ đủ ba năm trở lên.
Do đó, Báo cáo viên pháp luật cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng có bằng tốt nghiệp đại học luật và thời gian công tác trong lĩnh vực pháp luật từ đủ hai năm trở lên.
Nếu không có bằng tốt nghiệp đại học luật, nhưng có bằng tốt nghiệp đại học khác thì phải có thời gian làm công tác chuyên môn trực tiếp liên quan đến pháp luật hoặc làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật từ đủ ba năm trở lên.
Báo cáo viên pháp luật cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng gồm những thành viên nào?
Theo quy định khoản 2 Điều 36 Thông tư 42/2016/TT-BQP quy định như sau:
Cơ cấu, số lượng báo cáo viên pháp luật các cấp
...
2. Báo cáo viên pháp luật cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng, gồm:
a) Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị và các tổng cục; các quân khu, quân chủng; Thanh tra Bộ Quốc phòng; Vụ Pháp chế; Tòa án quân sự trung ương; Viện kiểm sát quân sự trung ương; các Cục: Điều tra hình sự, Thi hành án: mỗi cơ quan, đơn vị có không quá ba báo cáo viên pháp luật;
b) Các quân đoàn, binh chủng, binh đoàn; các Bộ Tư lệnh: Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển; Ban Cơ yếu Chính phủ: mỗi cơ quan, đơn vị có không quá bẩy báo cáo viên pháp luật.
c) Các Bộ Tư lệnh: Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ đô Hà Nội; Viện Khoa học công nghệ quân sự; Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga; các bệnh viện, học viện, trường sĩ quan, doanh nghiệp trực thuộc Bộ: mỗi cơ quan, đơn vị có không quá năm báo cáo viên pháp luật.
...
Theo đó, Báo cáo viên pháp luật cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng gồm:
- Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị và các tổng cục; các quân khu, quân chủng; Thanh tra Bộ Quốc phòng; Vụ Pháp chế; Tòa án quân sự trung ương; Viện kiểm sát quân sự trung ương; các Cục: Điều tra hình sự, Thi hành án: mỗi cơ quan, đơn vị có không quá ba báo cáo viên pháp luật;
- Các quân đoàn, binh chủng, binh đoàn; các Bộ Tư lệnh: Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển; Ban Cơ yếu Chính phủ: mỗi cơ quan, đơn vị có không quá bẩy báo cáo viên pháp luật.
- Các Bộ Tư lệnh: Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ đô Hà Nội; Viện Khoa học công nghệ quân sự; Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga; các bệnh viện, học viện, trường sĩ quan, doanh nghiệp trực thuộc Bộ: mỗi cơ quan, đơn vị có không quá năm báo cáo viên pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí NSNN để mua sắm tài sản trang thiết bị mới nhất?
- Danh sách kết quả kiểm tra tập sự hành nghề luật sư đợt 2 năm 2024 chính thức? Xem toàn bộ danh sách ở đâu?
- Loại gỗ nào thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu? Ai có thẩm quyền cho phép xuất khẩu loại gỗ này?
- Thưởng cuối năm là gì? Công ty phải thưởng cuối năm cho nhân viên? Tiền thưởng cuối năm có đóng thuế TNCN?
- Báo cáo kế hoạch đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công là gì? Thời hạn gửi báo cáo trung hạn vốn NSNN?