Báo cáo tự giám sát dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác của nhà đầu tư phải có những nội dung nào?
Giám sát đầu tư là gì? Dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác là gì?
Căn cứ tại khoản 1, khoản 18 Điều 3 Nghị định 29/2021/NĐ-CP thì:
Giám sát đầu tư là hoạt động theo dõi, kiểm tra đầu tư.
Giám sát đầu tư gồm giám sát chương trình, dự án đầu tư và giám sát tổng thể đầu tư.
Trong đó:
- Theo dõi chương trình, dự án đầu tư là hoạt động thường xuyên và định kỳ cập nhật các thông tin liên quan đến tình hình thực hiện chương trình, dự án;
+ Tổng hợp, phân tích, đánh giá thông tin, đề xuất các phương án phục vụ việc ra quyết định của các cấp quản lý nhằm đảm bảo chương trình, dự án đầu tư thực hiện đúng mục tiêu, đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng và trong khuôn khổ các nguồn lực đã được xác định.
- Kiểm tra chương trình, dự án đầu tư là hoạt động định kỳ theo kế hoạch hoặc đột xuất, nhằm kiểm tra việc chấp hành quy định về quản lý chương trình, dự án của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan:
+ Phát hiện kịp thời những sai sót, yếu kém về quản lý chương trình, dự án theo quy định của pháp luật;
+ Kiến nghị các cấp có thẩm quyền xử lý những vướng mắc, phát sinh, việc làm sai quy định về quản lý chương trình, dự án;
+ Giám sát việc xử lý và chấp hành các biện pháp xử lý các vấn đề đã phát hiện.
Dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác là dự án đầu tư không sử dụng vốn nhà nước.
Trong đó, theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 thì Dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định.
Nhà đầu tư có bắt buộc phải tự giám sát dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác không?
Căn cứ tại Điều 69 Nghị định 29/2021/NĐ-CP về trách nhiệm giám sát dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác:
Trách nhiệm giám sát dự án
1. Nhà đầu tư, tổ chức kinh tế tự tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra dự án.
2. Cơ quan đăng ký đầu tư thực hiện theo dõi, kiểm tra dự án trong phạm vi quản lý. Việc kiểm tra được thực hiện ít nhất một lần đối với mỗi dự án.
3. Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện theo dõi, kiểm tra dự án trong phạm vi quản lý.
4. Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành và cơ quan đăng ký đầu tư quyết định tổ chức kiểm tra dự án theo kế hoạch hoặc đột xuất.
Như vậy, nhà đầu tư, tổ chức kinh tế phải tự giám sát dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác.
Nhà đầu tư có bắt buộc phải tự giám sát dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác không? (Hình từ Internet)
Báo cáo tự giám sát dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác của nhà đầu tư phải có những nội dung nào?
Đối chiếu với quy định tại Điều 70 Nghị định 29/2021/NĐ-CP về nội dung giám sát của nhà đầu tư
Theo đó, báo cáo tự giám sát dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác của nhà đầu tư, tổ chức kinh tế phải có những nội dung sau:
- Tiến độ thực hiện dự án và tiến độ thực hiện mục tiêu của dự án.
- Tiến độ góp vốn đầu tư, vốn điều lệ, góp vốn pháp định (đối với các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có yêu cầu phải có vốn pháp định).
- Tình hình khai thác, vận hành dự án:
+ Kết quả hoạt động đầu tư kinh doanh,
+ Thông tin về lao động,
+ Nộp ngân sách nhà nước,
+ Đầu tư cho nghiên cứu và phát triển,
+ Tình hình tài chính của doanh nghiệp và các chỉ tiêu chuyên ngành theo lĩnh vực hoạt động.
- Việc thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường, sử dụng đất đai, sử dụng tài nguyên khoáng sản theo quy định.
- Việc thực hiện quy định tại văn bản quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có).
- Việc đáp ứng các điều kiện đầu tư kinh doanh đối với các dự án thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
- Tình hình thực hiện ưu đãi đầu tư (nếu có).
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 8 Điều 100 Nghị định 29/2021/NĐ-CP thì:
Nhà đầu tư các dự án sử dụng nguồn vốn khác lập và gửi cơ quan đăng ký đầu tư và cơ quan đầu mối thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư của địa phương nơi thực hiện dự án đầu tư các loại báo cáo sau:
(1) Báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ: 6 tháng và cả năm;
(3) Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi điều chỉnh dự án;
(4) Báo cáo đánh giá kết thúc (nếu có);
Lưu ý về thời hạn báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư của nhà đầu tư:
- Gửi báo cáo 6 tháng trước ngày 10 tháng 7 của năm báo cáo;
- Gửi báo cáo hàng năm trước ngày 10 tháng 02 năm sau;
- Gửi báo cáo trước khi trình điều chỉnh chương trình dự án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?