Báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng theo phong trào thi đua chuyên đề trong ngành Kiểm sát nhân dân?
- Báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng theo phong trào thi đua chuyên đề trong ngành Kiểm sát nhân dân?
- Cách viết mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng theo phong trào thi đua chuyên đề trong ngành Kiểm sát nhân dân?
- Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, tập thể và cá nhân trong công tác thi đua, khen thưởng được quy định như thế nào Thông tư 02?
Báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng theo phong trào thi đua chuyên đề trong ngành Kiểm sát nhân dân?
Báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng theo phong trào thi đua chuyên đề trong ngành Kiểm sát nhân dân là Mẫu số 09 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 02/2024/TT-VKSTC.
TẢI VỀ Mẫu Báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng theo phong trào thi đua chuyên đề trong ngành Kiểm sát nhân dân
Lưu ý: Mẫu nêu trên áp dụng đối với đề nghị khen thưởng theo phong trào thi đua chuyên đề phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước cho tập thể, cá nhân.
Báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng theo phong trào thi đua chuyên đề trong ngành Kiểm sát nhân dân? (Hình từ Internet)
Cách viết mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng theo phong trào thi đua chuyên đề trong ngành Kiểm sát nhân dân?
Cách viết mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng theo phong trào thi đua chuyên đề trong ngành Kiểm sát nhân dân được quy định tại Mẫu số 09 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 02/2024/TT-VKSTC, cụ thể như sau:
1: Mẫu này áp dụng đối với đề nghị khen thưởng theo phong trào thi đua chuyên đề hoặc thi đua chuyên đề phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước cho tập thể, cá nhân.
2: Địa danh.
3: Ghi hình thức đề nghị khen thưởng. Chỉ áp dụng các hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền của bộ, ngành, địa phương; trường hợp thực sự xuất sắc, tiêu biểu mới đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng Cờ thi đua của Chính phủ, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, trường hợp đặc biệt xuất sắc trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị Chủ tịch nước tặng Huân chương.
4: Nếu là tập thể hoặc thủ trưởng đơn vị sản xuất, kinh doanh phải nêu việc thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước; đảm bảo môi trường, an toàn vệ sinh lao động.
5: Đối với báo cáo của cá nhân: Thủ trưởng đơn vị trình xác nhận.
6: Đối với báo cáo của tập thể: Không ghi khi đề nghị cho đơn vị thuộc VKSND tối cao, VKSND cấp cao và VKSND cấp tỉnh. Chỉ ghi phần này trong Báo cáo đề nghị khen thưởng của VKSND cấp huyện; phòng thuộc VKSND cấp tỉnh; Văn phòng, Viện nghiệp vụ của VKSND cấp cao; cấp phòng và tương đương của các đơn vị thuộc VKSND tối cao.
7: Đối với cá nhân: Ký, ghi rõ họ, tên.
8: Chỉ ghi phần này trong Báo cáo đề nghị khen thưởng cấp nhà nước.
Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, tập thể và cá nhân trong công tác thi đua, khen thưởng được quy định như thế nào Thông tư 02?
Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, tập thể và cá nhân trong công tác thi đua, khen thưởng được quy định tại Điều 5 Thông tư 02/2024/TT-VKSTC, cụ thể như sau:
- Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý tập trung, thống nhất công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Kiểm sát nhân dân.
- Thủ trưởng các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự các cấp trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về kết quả công tác thi đua, khen thưởng; chủ trì, phối hợp với các tổ chức đoàn thể trực thuộc cùng cấp để tổ chức phát động, chỉ đạo tổ chức triển khai các phong trào thi đua; phát hiện tập thể, cá nhân có thành tích để khen thưởng theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng; chịu trách nhiệm về quyết định khen thưởng và việc trình cấp trên khen thưởng; nhân rộng điển hình tiên tiến; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý công tác thi đua, khen thưởng.
- Các cơ quan, tổ chức, đơn vị, tập thể và cá nhân có liên quan đến công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Kiểm sát nhân dân có trách nhiệm:
+ Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật, của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về công tác thi đua, khen thưởng;
+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật trong kê khai báo cáo thành tích, lập hồ sơ đề nghị khen thưởng; có trách nhiệm bảo quản, lưu giữ các hiện vật khen thưởng.
- Báo Bảo vệ pháp luật, Tạp chí Kiểm sát, Cổng thông tin điện tử của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Trang thông tin điện tử của các đơn vị trong ngành Kiểm sát nhân dân có trách nhiệm tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng; duy trì thường xuyên các chuyên mục, chuyên trang phổ biến, nêu gương các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, các gương điển hình tiên tiến; tuyên truyền phản ánh kết quả đạt được của phong trào thi đua và công tác khen thưởng của ngành Kiểm sát nhân dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hiệu trưởng trường mầm non công lập do ai bổ nhiệm? Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng trường mầm non công lập?
- Công thức tính Chu vi hình chữ nhật? Ví dụ về tính chu vi hình chữ nhật? Các bước tính chu vi hình chữ nhật ra sao?
- Đăng nhập https thitructuyenldld haiduong gov vn Cuộc thi Tìm hiểu lịch sử truyền thống 65 năm kết nghĩa tỉnh Hải Dương và tỉnh Phú Yên?
- Thông tư 54/2024 quy định trình tự, thủ tục chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới, xe máy chuyên dùng ra sao?
- Thời hạn kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan là bao lâu? Trình tự, thủ tục kiểm tra sau thông quan?