Báo cáo tài chính hàng năm của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải được đơn vị nào kiểm toán và xác nhận?
- Báo cáo tài chính hàng năm của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải được đơn vị nào kiểm toán và xác nhận?
- Báo cáo tài chính năm của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải được ai thông qua và gửi cho những đơn vị nào?
- Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có phải tổ chức kiểm kê tài sản khi khóa sổ kế toán để lập báo cáo tài chính năm không?
Báo cáo tài chính hàng năm của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải được đơn vị nào kiểm toán và xác nhận?
Báo cáo tài chính hàng năm của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được quy định tại khoản 2 Điều 26 Thông tư 312/2016/TT-BTC như sau:
Kiểm toán
1. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thực hiện chế độ kiểm toán nội bộ theo quy định hiện hành.
2. Báo cáo tài chính hàng năm của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải được Kiểm toán Nhà nước kiểm toán và xác nhận. Kết quả và báo cáo kết quả thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải được gửi cho Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Như vậy, theo quy định, báo cáo tài chính hàng năm của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải được Kiểm toán Nhà nước kiểm toán và xác nhận.
Lưu ý: Kết quả và báo cáo kết quả thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải được gửi cho Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Báo cáo tài chính hàng năm của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải được đơn vị nào kiểm toán và xác nhận? (Hình từ Internet)
Báo cáo tài chính năm của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải được ai thông qua và gửi cho những đơn vị nào?
Báo cáo tài chính năm của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được quy định tại khoản 3 Điều 25 Thông tư 312/2016/TT-BTC như sau:
Chế độ báo cáo
...
d) Thuyết minh Báo cáo tài chính:
- Tình hình tăng giảm tài sản cố định;
- Thực hiện lao động, tiền lương - thu nhập;
- Tình hình tăng, giảm biến động nguồn vốn, sử dụng vốn;
- Tình hình trích lập và sử dụng quỹ dự phòng nghiệp vụ.
đ) Báo cáo về giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại hàng năm theo quy định của pháp luật.
2. Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính trung thực của các báo cáo này.
3. Thời hạn gửi báo cáo, nơi gửi báo cáo:
a) Báo cáo tháng gửi chậm nhất trong vòng 10 ngày kể từ ngày kết thúc tháng và gửi cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
b) Báo cáo quý gửi chậm nhất trong vòng 30 ngày kể từ ngày kết thúc quý và gửi cho Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
c) Báo cáo năm của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được Hội đồng quản trị thông qua và gửi cho Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chậm nhất trong vòng 90 ngày từ ngày kết thúc năm tài chính.
...
Như vậy, theo quy định, báo cáo tài chính năm của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được Hội đồng quản trị thông qua và gửi cho Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chậm nhất trong vòng 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính trung thực của báo cáo này.
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có phải tổ chức kiểm kê tài sản khi khóa sổ kế toán để lập báo cáo tài chính năm không?
Việc tổ chức kiểm kê tài sản của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 312/2016/TT-BTC như sau:
Kiểm kê, đánh giá lại tài sản
1. Kiểm kê tài sản:
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải tổ chức kiểm kê tài sản định kỳ hoặc đột xuất khi khóa sổ kế toán để lập báo cáo tài chính năm; sau khi xảy ra thiên tai, địch họa; hoặc vì lý do nào đó gây ra biến động tài sản của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam; hoặc theo quy định của Nhà nước. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải thống kê tài sản thừa, thiếu, xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của tổ chức và cá nhân có liên quan và xác định mức bồi thường vật chất theo quy định.
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam xử lý kiểm kê tài sản theo quy định của pháp luật đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
2. Đánh giá lại tài sản:
a) Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thực hiện đánh giá lại tài sản theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Việc đánh giá lại tài sản phải theo đúng các quy định của Nhà nước. Các khoản chênh lệch tăng hoặc giảm giá trị do đánh giá lại tài sản quy định tại điểm a khoản này thực hiện theo quy định của pháp luật đối với từng trường hợp cụ thể.
Như vậy, theo quy định, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải tổ chức kiểm kê tài sản định kỳ hoặc đột xuất khi khóa sổ kế toán để lập báo cáo tài chính năm.
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải thống kê tài sản thừa, thiếu, xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của tổ chức và cá nhân có liên quan và xác định mức bồi thường vật chất theo quy định.
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam xử lý kiểm kê tài sản theo quy định của pháp luật đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?