Báo cáo tài chính giữa niên độ là gì? Tại sao cần phải quan tâm báo cáo tài chính giữa niên độ?
Báo cáo tài chính giữa niên độ là gì? Tại sao cần phải quan tâm báo cáo tài chính giữa niên độ?
Theo Chuẩn mực số 27 thuộc Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 12/2005/QĐ-BTC giải thích về báo cáo tài chính giữa niên độ như sau:
Báo cáo tài chính giữa niên độ được hiểu là báo cáo tài chính gồm các báo cáo đầy đủ theo quy định trong Chuẩn mực kế toán số 21 “Trình bày báo cáo tài chính” hoặc các báo cáo tài chính tóm lược quy định trong Chuẩn mực này cho một kỳ kế toán giữa niên độ.
Tải về Chuẩn mực kế toán số 21: TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Tải về Chuẩn mực số 27: BÁO CÁO TÀI CHÍNH GIỮA NIÊN ĐỘ
Cũng theo Chuẩn mực số 27 có quy định tại sao cần quan tâm báo cáo tài chính giữa niên độ của một doanh nghiệp như sau:
CHUẨN MỰC SỐ 27
BÁO CÁO TÀI CHÍNH GIỮA NIÊN ĐỘ
(ban hành và công bố theo Quyết định số 12/2005/QĐ-BTC ngày 15 tháng 02 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính).
QUY ĐỊNH CHUNG
1. Mục đích của Chuẩn mực này là quy định nội dung tối thiểu của một báo cáo tài chính tóm lược giữa niên độ, các nguyên tắc ghi nhận và đánh giá cần phải được áp dụng khi lập và trình bày báo cáo tài chính giữa niên độ. Báo cáo tài chính giữa niên độ được lập kịp thời và đáng tin cậy sẽ cho phép các nhà đầu tư, các chủ nợ và những người sử dụng khác hiểu rõ hơn về khả năng tạo ra các nguồn thu, các luồng tiền, về tình hình tài chính và khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
2. Chuẩn mực này áp dụng cho các doanh nghiệp theo quy định của pháp luật phải lập báo cáo tài chính quý.
Chuẩn mực này cũng được áp dụng cho các doanh nghiệp tự nguyện lập báo cáo tài chính giữa niên độ.
Doanh nghiệp phải công khai báo cáo tài chính giữa niên độ theo quy định của pháp luật.
Như vậy, nếu báo cáo tài chính được lập kịp thời và đáng tin cậy thì sẽ cho phép các nhà đầu tư, các chủ nợ và những người sử dụng khác hiểu rõ hơn về khả năng tạo ra các nguồn thu, các luồng tiền, về tình hình tài chính và khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Báo cáo tài chính giữa niên độ là gì? Tại sao cần phải quan tâm báo cáo tài chính giữa niên độ? (hình từ internet)
Thời điểm nào cần lập Báo cáo tài chính giữa niên độ? Báo cáo tài chính giữa niên độ gồm những nội dung nào?
Tại Chuẩn mực số 27 thuộc Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 12/2005/QĐ-BTC quy định về thời điểm lập Báo cáo tài chính giữa niên độ và nội dung của báo cáo như sau:
Kỳ kế toán giữa niên độ:
- Là kỳ lập báo cáo tài chính tháng hoặc quý theo quy định của pháp luật.
Nội dung báo cáo tài chính giữa niên độ
(1) Chuẩn mực kế toán số 21 “Trình bày báo cáo tài chính” đã quy định báo cáo tài chính gồm:
- Bảng cân đối kế toán;
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh;
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; và
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính.
Lưu ý:
- Chuẩn mực này quy định những nội dung tối thiểu của một bộ báo cáo tài chính giữa niên độ gồm các báo cáo tài chính tóm lược và phần thuyết minh được chọn lọc.
+ Báo cáo tài chính giữa niên độ nhằm cập nhật các thông tin đã trình bày trong bộ báo cáo tài chính năm gần nhất. Báo cáo tài chính giữa niên độ tập trung trình bày vào các sự kiện, các hoạt động mới và không lặp lại các thông tin đã được công bố trước đó.
- Chuẩn mực này khuyến khích doanh nghiệp công bố một bộ đầy đủ các báo cáo tài chính giữa niên độ giống như các báo cáo tài chính năm. Chuẩn mực này cũng khuyến khích doanh nghiệp cung cấp thêm trong các báo cáo tài chính giữa niên độ tóm lược những thông tin khác ngoài nội dung tối thiểu của một báo cáo tài chính giữa niên độ hoặc phần thuyết minh được chọn lọc như quy định trong Chuẩn mực này.
+ Các nguyên tắc kế toán và đánh giá quy định trong Chuẩn mực này cũng được áp dụng đối với các báo cáo tài chính đầy đủ giữa niên độ và các báo cáo này cần phải cung cấp mọi diễn giải trong phần thuyết minh quy định tại Chuẩn mực này (đặc biệt là các diễn giải quy định tại đoạn 13) cũng như các thuyết minh quy định tại các Chuẩn mực kế toán khác.
Nội dung báo cáo tài chính tóm lược giữa niên độ
Báo cáo tài chính tóm lược giữa niên độ bao gồm:
- Bảng cân đối kế toán tóm lược;
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tóm lược;
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ tóm lược; và
- Bản Thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc.
Doanh nghiệp có công ty con khi lập Báo cáo tài chính giữa niên độ cần lưu ý gì?
Tại Chuẩn mực số 27 thuộc Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 12/2005/QĐ-BTC quy định về thời điểm lập Báo cáo tài chính giữa niên độ và nội dung của báo cáo như sau:
Hình thức và nội dung của các báo cáo tài chính giữa niên độ
...
8. Nếu doanh nghiệp lập và trình bày báo cáo tài chính đầy đủ giữa niên độ, thì hình thức và nội dung của từng báo cáo đó phải phù hợp với quy định tại Chuẩn mực kế toán số 21 “Trình bày báo cáo tài chính”.
9. Nếu doanh nghiệp lập và trình bày báo cáo tài chính tóm lược giữa niên độ, thì hình thức và nội dung của từng báo cáo tài chính tóm lược đó tối thiểu phải bao gồm các đề mục và số cộng chi tiết được trình bày trong báo cáo tài chính năm gần nhất và phần thuyết minh được chọn lọc theo yêu cầu của Chuẩn mực này. Để báo cáo tài chính tóm lược giữa niên độ không bị sai lệch, doanh nghiệp cần phải trình bày các khoản mục hoặc các phần thuyết minh bổ sung.
10. Lợi nhuận trên một cổ phiếu trước và sau ngày phân phối cần phải được trình bày trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đầy đủ hoặc tóm lược của kỳ kế toán giữa niên độ.
11. Một doanh nghiệp có công ty con phải lập báo cáo tài chính hợp nhất theo quy định của Chuẩn mực kế toán số 25 “Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con” thì cũng phải lập báo cáo tài chính hợp nhất tóm lược giữa niên độ ngoài báo cáo tài chính giữa niên độ riêng biệt của mình.
Như vậy, trường hợp một doanh nghiệp có công ty con thì phải lập báo cáo tài chính hợp nhất theo quy định của Chuẩn mực kế toán số 25 “Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con” và phải lập báo cáo tài chính hợp nhất tóm lược giữa niên độ cộng với báo cáo tài chính giữa niên độ riêng biệt của mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?
- Quán net được mở đến mấy giờ? Quán net không được hoạt động từ 22 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau đúng không?
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?