Báo cáo kết quả kiểm kê và đánh giá tài sản của đơn vị kế toán phải lưu trữ tối thiểu 10 năm đúng không?
Báo cáo kết quả kiểm kê và đánh giá tài sản của đơn vị kế toán phải lưu trữ tối thiểu 10 năm đúng không?
Theo khoản 2 Điều 13 Nghị định 174/2016/NĐ-CP quy định tài liệu kế toán phải lưu trữ tối thiểu 10 năm như sau:
Tài liệu kế toán phải lưu trữ tối thiểu 10 năm
1. Chứng từ kế toán sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính, các bảng kê, bảng tổng hợp chi tiết, các sổ kế toán chi tiết, các sổ kế toán tổng hợp, báo cáo tài chính tháng, quý, năm của đơn vị kế toán, báo cáo quyết toán, báo cáo tự kiểm tra kế toán, biên bản tiêu hủy tài liệu kế toán lưu trữ và tài liệu khác sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính.
2. Tài liệu kế toán liên quan đến thanh lý, nhượng bán tài sản cố định; báo cáo kết quả kiểm kê và đánh giá tài sản.
3. Tài liệu kế toán của đơn vị chủ đầu tư, bao gồm tài liệu kế toán của các kỳ kế toán năm và tài liệu kế toán về báo cáo quyết toán dự án hoàn thành thuộc nhóm B, C.
4. Tài liệu kế toán liên quan đến thành lập, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp hoặc chuyển đổi đơn vị, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động, kết thúc dự án.
5. Tài liệu liên quan tại đơn vị như hồ sơ kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước, hồ sơ thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc hồ sơ của các tổ chức kiểm toán độc lập.
6. Các tài liệu khác không được quy định tại Điều 12 và Điều 14 Nghị định này.
7. Trường hợp tài liệu kế toán quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều này mà pháp luật khác quy định phải lưu trữ trên 10 năm thì thực hiện lưu trữ theo quy định đó.
Theo quy định nêu trên thì báo cáo kết quả kiểm kê và đánh giá tài sản của đơn vị kế toán phải lưu trữ tối thiểu 10 năm.
Lưu ý: Trường hợp tài liệu kế toán quy định nêu trên mà pháp luật khác quy định phải lưu trữ trên 10 năm thì thực hiện lưu trữ theo quy định đó.
Thời điểm tính thời hạn lưu trữ báo cáo kết quả kiểm kê và đánh giá tài sản của đơn vị kế toán thế nào?
Theo khoản 2 Điều 15 Nghị định 174/2016/NĐ-CP quy định thời điểm tính thời hạn lưu trữ tài liệu kế toán như sau:
Thời điểm tính thời hạn lưu trữ tài liệu kế toán
Thời điểm tính thời hạn lưu trữ tài liệu kế toán được quy định như sau:
1. Thời điểm tính thời hạn lưu trữ đối với tài liệu kế toán quy định tại Điều 12, khoản 1, 2, 7 Điều 13 và Điều 14 của Nghị định này được tính từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
2. Thời điểm tính thời hạn lưu trữ đối với các tài liệu kế toán quy định tại khoản 3 Điều 13 của Nghị định này được tính từ ngày Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành được duyệt.
3. Thời điểm tính thời hạn lưu trữ đối với tài liệu kế toán liên quan đến thành lập đơn vị tính từ ngày thành lập; tài liệu kế toán liên quan đến chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, chuyển đổi loại hình được tính từ ngày chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, chuyển đổi loại hình; tài liệu kế toán liên quan đến giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động, kết thúc dự án được tính từ ngày hoàn thành thủ tục giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động, kết thúc dự án; tài liệu kế toán liên quan đến hồ sơ kiểm toán, thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền tính từ ngày có báo cáo kiểm toán hoặc kết luận thanh tra, kiểm tra.
Như vậy, thời điểm tính thời hạn lưu trữ báo cáo kết quả kiểm kê và đánh giá tài sản của đơn vị kế toán được tính từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
Báo cáo kết quả kiểm kê và đánh giá tài sản của đơn vị kế toán phải lưu trữ tối thiểu 10 năm đúng không? (Hình từ Internet)
Đơn vị kế toán phải kiểm kê tài sản trong các trường hợp nào?
Theo khoản 2 Điều 40 Luật Kế toán 2015 quy định như sau:
Kiểm kê tài sản
1. Kiểm kê tài sản là việc cân, đong, đo, đếm số lượng; xác nhận và đánh giá chất lượng, giá trị của tài sản, nguồn vốn hiện có tại thời điểm kiểm kê để kiểm tra, đối chiếu với số liệu trong sổ kế toán.
2. Đơn vị kế toán phải kiểm kê tài sản trong các trường hợp sau đây:
a) Cuối kỳ kế toán năm;
b) Đơn vị kế toán bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản hoặc bán, cho thuê;
c) Đơn vị kế toán được chuyển đổi loại hình hoặc hình thức sở hữu;
d) Xảy ra hỏa hoạn, lũ lụt và các thiệt hại bất thường khác;
đ) Đánh giá lại tài sản theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
e) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
3. Sau khi kiểm kê tài sản, đơn vị kế toán phải lập báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê. Trường hợp có chênh lệch giữa số liệu thực tế kiểm kê với số liệu ghi trên sổ kế toán, đơn vị kế toán phải xác định nguyên nhân và phải phản ánh số chênh lệch, kết quả xử lý vào sổ kế toán trước khi lập báo cáo tài chính.
4. Việc kiểm kê phải phản ánh đúng thực tế tài sản, nguồn hình thành tài sản. Người lập và ký báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê phải chịu trách nhiệm về kết quả kiểm kê.
Theo đó, đơn vị kế toán phải kiểm kê tài sản trong các trường hợp sau đây:
- Cuối kỳ kế toán năm;
- Đơn vị kế toán bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản hoặc bán, cho thuê;
- Đơn vị kế toán được chuyển đổi loại hình hoặc hình thức sở hữu;
- Xảy ra hỏa hoạn, lũ lụt và các thiệt hại bất thường khác;
- Đánh giá lại tài sản theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
TẢI VỀ mẫu Biên bản kiểm kê tài sản cố định mới nhất 2023
TẢI VỀ mẫu Biên bản kiểm kê Quỹ tiền mặt mới nhất 2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hóa đơn chứng từ giả là gì? Hệ thống thông tin về hóa đơn chứng từ phải được xây dựng và quản lý như thế nào?
- Mẫu bản cam kết thực hiện các quy định bảo đảm an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình? Tải mẫu?
- Đình chỉ bay đối với tàu bay không người lái, phương tiện bay khác trong trường hợp nào từ 1/7/2025?
- Tả một đồ vật mà em yêu thích ngắn gọn? Mẫu viết 4-5 câu tả một đồ vật mà em yêu thích như thế nào?
- Mẫu báo cáo tình hình thực hiện cam kết theo đề án thành lập trường đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học mới nhất?