Báo cáo kết quả điều tra, giảng bình đối với sự cố hàng không mức C, D được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Báo cáo kết quả điều tra, giảng bình đối với sự cố hàng không được quy định ra sao?
Điều tra, giảng bình đối với sự cố hàng không mức C, D theo nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Theo Điều 8 Quy chế báo cáo an toàn hàng không ban hành kèm theo Quyết định 399/QĐ-CHK năm 2015 quy định như sau:
Báo cáo kết quả điều tra, giảng bình đối với tai nạn, sự cố hàng không
1. Cục Hàng không Việt Nam thực hiện báo cáo Bộ Giao thông vận tải kết quả điều tra ban đầu đối với tai nạn, sự cố quy định tại Khoản 1, Điều 5 của quy chế này với thời hạn cụ thể như sau:
a) Đối với tai nạn: 60 ngày kể từ ngày xảy ra tai nạn;
b) Đối với sự cố nghiêm trọng và sự cố khác: 45 ngày kể từ ngày xảy ra sự cố;
2. Người khai thác tàu bay, tổ chức cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay và người khai thác cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm báo cáo kết quả giảng bình đối với các sự cố quy định tại Khoản 2, Điều 5 của quy chế này trong vòng 30 ngày với các nội dung cụ thể như sau:
a) Các thông tin bổ sung cần thiết về tai nạn, sự cố hàng không đã được báo cáo;
b) Diễn biến tai nạn, sự cố hàng không theo trình tự thời gian;
c) Phân tích, đánh giá, các phát hiện và kết luận về nguyên nhân tai nạn, sự cố hàng không;
d) Các khuyến cáo an toàn và các biện pháp khắc phục;
đ) Báo cáo giảng bình đối với sự cố liên quan đến hoạt động bay nêu chi tiết tại Phụ lục IX của Quy chế này.
e) Địa chỉ nhận báo cáo điều tra, giảng bình quy định tại Phần III - Phụ lục IV của Quy chế này.
Theo đó, người khai thác tàu bay, tổ chức cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay và người khai thác cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm báo cáo kết quả giảng bình đối với các sự cố hàng không trong vòng 30 ngày với các nội dung quy định nêu trên.
Điều tra, giảng bình đối với sự cố hàng không mức C, D theo nguyên tắc nào?
Theo Mục I Phụ lục XV của Quy chế báo cáo an toàn hàng không ban hành kèm theo Quyết định 399/QĐ-CHK năm 2015 quy định như sau:
I. Đối với sự cố mức C, D:
1. Chỉ định người đứng đầu của bộ phận thực hiện công việc điều tra nguyên nhân sự cố (người được chỉ định sẽ là đầu mối liên lạc chính với bộ phận điều tra của Cục HKVN);
2. Lưu giữ toàn bộ các tài liệu khai thác, bảo dưỡng của tàu bay, hệ thống kiểm soát, quản lý không lưu, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị tại cảng hàng hàng không, sân bay có liên quan đến sự cố để phục vụ công tác điều tra sự cố;
3. Lưu giữ máy tự ghi âm buồng lái và máy tự ghi tham số bay hoặc lưu giữ các tham số đã được ghi để tiến hành giải mã trong trường hợp cần thiết;
4. Thu thập, phân tích bản ghi âm hội thoại giữa tổ lái và cơ quan kiểm soát không lưu liên quan đến sự cố;
5. Thu thập, ghi lại và phân tích các thông tin có thể thu thập được về sự cố;
6. Thu thập ý kiến tường thuật sự cố bằng văn bản từ các thành viên tổ bay, nhân viên kỹ thuật, nhân viên phục vụ mặt đất hoặc các nhân chứng có liên quan đến sự cố;
7. Chụp ảnh, quay phim hoặc thực hiện các biện pháp cần thiết khác để lưu giữ hình ảnh, vật chứng dễ bị mất mát hoặc biến dạng;
8. Bộ phận điều tra của Người khai thác tàu bay/ Tổ chức bảo dưỡng tàu bay/ Người khai thác Cảng hàng không, sân bay/ Tổ chức cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay có thể tiến hành điều tra xác định nguyên nhân sự cố và thực hiện khắc phục hậu quả do sự cố gây ra;
9. Người khai thác tàu bay/ Tổ chức bảo dưỡng tàu bay/ Người khai thác Cảng hàng không, sân bay/ Tổ chức cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay sẽ chuẩn bị báo cáo bổ sung cho báo cáo sự cố bắt buộc ban đầu với nguyên nhân và các biện pháp cụ thể đã được thực hiện nhằm khắc phục hậu quả của sự cố. Báo cáo bổ sung phải được gửi Cục HKVN trước khi tàu bay được đưa vào khai thác.
10. Người khai thác tàu bay/ Tổ chức bảo dưỡng tàu bay/ Người khai thác Cảng hàng không, sân bay/ Tổ chức cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay phải cung các thông tin liên quan và hỗ trợ Cục HKVN nếu có yêu cầu điều tra trực tiếp.
II. Đối với vụ việc (mức E):
Thực hiện kiểm tra, làm rõ nguyên nhân và báo cáo Cục HKVN trong nội dung báo cáo định kỳ.
Theo đó, Mục I Phụ lục XV của Quy chế báo cáo an toàn hàng không ban hành kèm theo Quyết định 399/QĐ-CHK năm 2015 quy định điều tra, giảng bình đối với sự cố hàng không mức C, D được thực hiện theo các nguyên tắc nêu trên.
Báo cáo định kỳ an toàn hàng không bao gồm những nội dung gì?
Theo Điều 9 Quy chế báo cáo an toàn hàng không ban hành kèm theo Quyết định 399/QĐ-CHK năm 2015 quy định như sau:
Báo cáo định kỳ
1. Người khai thác tàu bay, Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam và tổ chức bảo dưỡng tàu bay có trách nhiệm báo cáo an toàn định kỳ gửi về Cục Hàng không Việt Nam các nội dung sau đây:
a) Tình hình hoạt động của tổ chức, đơn vị thông qua các số liệu, chỉ tiêu đánh giá lĩnh vực hoạt động: khai thác tàu bay; bảo đảm hoạt động bay; khai thác cảng, hàng không sân bay; bảo dưỡng tàu bay. Nội dung báo cáo tình hình hoạt động được quy định tại Phụ lục XIII của Quy chế này;
b) Các yếu tố chủ quan, khách quan gây ảnh hưởng đến công tác đảm bảo an toàn hàng không của đơn vị;
c) Các vụ việc an toàn, sự cố xảy ra trong kỳ báo cáo; tổng hợp sự cố theo các chỉ số an toàn theo Chương trình an toàn hàng không quốc gia; kết quả của việc giảng bình đối với tai nạn, sự cố hàng không; tình hình thực hiện các biện pháp khắc phục, phòng ngừa đối với các sự cố xảy ra trong kỳ báo cáo gần nhất;
d) Việc tổ chức thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn hàng không;
đ) So sánh số vụ việc an toàn, sự cố xảy ra và các chỉ số an toàn theo Chương trình an toàn hàng không quốc gia kỳ hiện tại với kỳ trước và cùng kỳ năm trước; các giải pháp sẽ được triển khai, áp dụng trong thời gian tới; nhận xét, đánh giá;
e) Các kiến nghị (nếu có).
…
Theo đó, người khai thác tàu bay, Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam và tổ chức bảo dưỡng tàu bay có trách nhiệm báo cáo định kỳ an toàn hàng không gồm những nội dung sau đây gửi về Cục Hàng không Việt Nam, cụ thể:
+ Tình hình hoạt động của tổ chức, đơn vị thông qua các số liệu, chỉ tiêu đánh giá lĩnh vực hoạt động: khai thác tàu bay; bảo đảm hoạt động bay; khai thác cảng, hàng không sân bay; bảo dưỡng tàu bay. Nội dung báo cáo tình hình hoạt động được quy định tại Phụ lục XIII của Quy chế này;
+ Các yếu tố chủ quan, khách quan gây ảnh hưởng đến công tác đảm bảo an toàn hàng không của đơn vị;
+ Các vụ việc an toàn, sự cố xảy ra trong kỳ báo cáo; tổng hợp sự cố theo các chỉ số an toàn theo Chương trình an toàn hàng không quốc gia; kết quả của việc giảng bình đối với tai nạn, sự cố hàng không; tình hình thực hiện các biện pháp khắc phục, phòng ngừa đối với các sự cố xảy ra trong kỳ báo cáo gần nhất;
+ Việc tổ chức thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn hàng không;
+ So sánh số vụ việc an toàn, sự cố xảy ra và các chỉ số an toàn theo Chương trình an toàn hàng không quốc gia kỳ hiện tại với kỳ trước và cùng kỳ năm trước; các giải pháp sẽ được triển khai, áp dụng trong thời gian tới; nhận xét, đánh giá;
+ Các kiến nghị (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?