Báo cáo hiện trạng môi trường gồm báo cáo nào? Báo cáo hiện trạng môi trường địa phương được lập theo mô hình nào?
Báo cáo hiện trạng môi trường gồm báo cáo nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 120 Luật Bảo vệ môi trường 2020 như sau:
Báo cáo hiện trạng môi trường
1. Báo cáo hiện trạng môi trường gồm báo cáo tổng quan về hiện trạng môi trường và báo cáo chuyên đề về hiện trạng môi trường.
...
Theo đó, báo cáo hiện trạng môi trường gồm các báo cáo sau đây:
- Báo cáo tổng quan về hiện trạng môi trường;
- Báo cáo chuyên đề về hiện trạng môi trường.
Lưu ý: Cũng theo Điều 120 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì nội dung chính của báo cáo hiện trạng môi trường bao gồm:
- Tổng quan về tự nhiên, kinh tế, xã hội;
- Các tác động môi trường;
- Hiện trạng và diễn biến chất lượng môi trường;
- Các vấn đề bức xúc về môi trường và nguyên nhân;
- Tác động của môi trường đối với kinh tế, xã hội;
- Kết quả thực hiện chính sách, pháp luật và các hoạt động bảo vệ môi trường; hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường;
- Dự báo thách thức về môi trường;
- Phương hướng và giải pháp bảo vệ môi trường.
Báo cáo hiện trạng môi trường gồm báo cáo nào? Báo cáo hiện trạng môi trường địa phương được lập theo mô hình nào? (Hình từ Internet)
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải lập báo cáo hiện trạng môi trường với tần suất như thế nào?
Trách nhiệm lập báo cáo hiện trạng môi trường được quy định tại khoản 2 Điều 120 Luật Bảo vệ môi trường 2020 như sau:
Báo cáo hiện trạng môi trường
...
2. Trách nhiệm lập báo cáo hiện trạng môi trường được quy định như sau:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường lập báo cáo tổng quan về hiện trạng môi trường quốc gia 05 năm một lần để phục vụ đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; hằng năm, lập báo cáo chuyên đề về hiện trạng môi trường quốc gia;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập báo cáo tổng quan về hiện trạng môi trường của địa phương 05 năm một lần; hằng năm, lập báo cáo chuyên đề về hiện trạng môi trường theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường; căn cứ các vấn đề bức xúc về môi trường của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể quyết định lập thêm báo cáo chuyên đề về hiện trạng môi trường trên địa bàn.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm lập báo cáo hiện trạng môi trường của địa phương với tần suất như sau:
- Đối với báo cáo tổng quan về hiện trạng môi trường: thực hiện 05 năm một lần;
- Đối với báo cáo chuyên đề về hiện trạng môi trường: thực hiện hằng năm theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Căn cứ các vấn đề bức xúc về môi trường của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể quyết định lập thêm báo cáo chuyên đề về hiện trạng môi trường trên địa bàn.
Lưu ý:
Hình thức báo cáo hiện trạng môi trường được tại Điều 120 Luật Bảo vệ môi trường 2020 như sau:
- Báo cáo tổng quan về hiện trạng môi trường quốc gia được trình Quốc hội tại kỳ họp trước kỳ họp cuối năm của năm cuối cùng của nhiệm kỳ; báo cáo tổng quan về hiện trạng môi trường cấp tỉnh được trình Hội đồng nhân dân cùng cấp tại kỳ họp thường lệ cuối năm của năm cuối cùng của nhiệm kỳ;
- Báo cáo chuyên đề về hiện trạng môi trường quốc gia được công bố trên trang thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường trước kỳ họp Quốc hội đầu tiên của năm tiếp theo; báo cáo chuyên đề về hiện trạng môi trường địa phương được công bố trên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước kỳ họp thường lệ đầu tiên của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh của năm tiếp theo.
- Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc lập báo cáo hiện trạng môi trường; hướng dẫn việc triển khai thực hiện, lập báo cáo hiện trạng môi trường của các Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Báo cáo hiện trạng môi trường địa phương được lập theo mô hình nào?
Căn cứ vào Điều 67 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT có quy định như sau:
Phương pháp lập báo cáo hiện trạng môi trường
1. Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia và địa phương được lập theo mô hình Động lực - Sức ép - Hiện trạng - Tác động - Đáp ứng (mô hình DPSIR). Mô hình DPSIR là mô hình mô tả mối quan hệ tương hỗ giữa Động lực D (phát triển kinh tế - xã hội, nguyên nhân sâu xa của các biến đổi môi trường) - Sức ép - P (các nguồn thải trực tiếp gây ô nhiễm và suy thoái môi trường) - Hiện trạng - S (hiện trạng chất lượng môi trường) - Tác động - I (tác động của ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe cộng đồng, hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và môi trường sinh thái) - Đáp ứng - R (các đáp ứng của nhà nước và xã hội để bảo vệ môi trường).
2. Báo cáo hiện trạng môi trường của các bộ, cơ quan ngang bộ được lồng ghép vào báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường theo quy định tại khoản 4 Điều 63 Thông tư này.
Như vậy, báo cáo hiện trạng môi trường địa phương được lập theo mô hình DPSIR (mô hình Động lực - Sức ép - Hiện trạng - Tác động - Đáp ứng).
Theo đó, mô hình DPSIR là mô hình mô tả mối quan hệ tương hỗ giữa:
- Động lực D (phát triển kinh tế - xã hội, nguyên nhân sâu xa của các biến đổi môi trường)
- Sức ép - P (các nguồn thải trực tiếp gây ô nhiễm và suy thoái môi trường)
- Hiện trạng - S (hiện trạng chất lượng môi trường)
- Tác động - I (tác động của ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe cộng đồng, hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và môi trường sinh thái)
- Đáp ứng - R (các đáp ứng của nhà nước và xã hội để bảo vệ môi trường).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đơn đề nghị bố trí tái định cư mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về Mẫu đơn đề nghị bố trí tái định cư ở đâu?
- Tải về Danh mục hệ thống tài khoản kế toán thuế đối với kế toán nghiệp vụ thuế nội địa theo Thông tư 111?
- Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện mới từ 2025? Tra cứu nghành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện mới nhất?
- Trình tự giải thể trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên theo Nghị định 125 thực hiện như thế nào?
- Mẫu biên bản họp bầu Chủ tịch Hội đồng thành viên trong công ty TNHH 2 thành viên trở lên? Tải mẫu tại đâu?