Báo cáo giám sát tài chính đối với doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ không quá 50% vốn điều lệ do Người đại diện lập bao gồm những nội dung nào?
- Báo cáo giám sát tài chính đối với doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ không quá 50% vốn điều lệ do Người đại diện lập bao gồm những nội dung nào?
- Cơ quan đại diện chủ sở hữu của doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ không quá 50% vốn điều lệ lập Báo cáo kết quả giám sát tài chính theo các nội dung nào?
- Hội đồng thành viên SCIC chịu trách nhiệm lập Báo cáo kết quả giám sát tài chính của doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ không quá 50% vốn điều lệ trong trường hợp nào?
Báo cáo giám sát tài chính đối với doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ không quá 50% vốn điều lệ do Người đại diện lập bao gồm những nội dung nào?
Theo khoản 2 Điều 9 Thông tư 200/2015/TT-BTC quy định về giám sát tài chính đối với doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ không quá 50% vốn điều lệ như sau:
Giám sát tài chính đối với doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ không quá 50% vốn điều lệ
...
2. Định kỳ hàng năm, Người đại diện hoặc đơn vị/cá nhân quản lý lập báo cáo giám sát tài chính theo các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 33 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP, cụ thể như sau:
a) Thông tin chung về doanh nghiệp: Vốn Điều lệ; Vốn thực góp đến thời điểm báo cáo (trong đó, vốn góp của nhà nước, tỷ lệ nắm giữ); Người đại diện/Người quản lý.
b) Việc bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
c) Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn huy động.
d) Tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:
Kết quả hoạt động kinh doanh: doanh thu, lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA).
đ) Việc thực hiện kế hoạch thoái vốn nhà nước, thu hồi vốn nhà nước, thu lợi nhuận, cổ tức được chia từ doanh nghiệp.
e) Cổ tức/lợi nhuận được chia của năm báo cáo (Theo Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông: số tiền, tỷ lệ cổ tức được chia).
g) Cổ tức/lợi nhuận thực nhận trong năm báo cáo.
...
Theo đó, định kỳ hàng năm, Người đại diện lập doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ không quá 50% vốn điều lệ báo cáo giám sát tài chính theo các nội dung được quy định tại khoản 2 Điều 9 nêu trên.
Báo cáo giám sát tài chính (Hình từ Internet)
Cơ quan đại diện chủ sở hữu của doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ không quá 50% vốn điều lệ lập Báo cáo kết quả giám sát tài chính theo các nội dung nào?
Theo khoản 3 Điều 9 Thông tư 200/2015/TT-BTC, được bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 77/2021/TT-BTC quy định về giám tài chính đối với doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ không quá 50% vốn điều lệ như sau:
Giám sát tài chính đối với doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ không quá 50% vốn điều lệ
...
3. Căn cứ báo cáo giám sát tài chính của Người đại diện hoặc đơn vị/cá nhân quản lý, cơ quan đại diện chủ sở hữu lập Báo cáo kết quả giám sát tài chính (trong đó tổng hợp kết quả giám sát tài chính đối với các doanh nghiệp có vốn nhà nước) theo các nội dung sau:
a) Đánh giá tình hình tài chính tại doanh nghiệp có vốn góp.
b) Đánh giá về quản lý, hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp có vốn góp.
c) Kết luận của cơ quan đại diện chủ sở hữu: Có tiếp tục đầu tư hay thoái vốn.
Ngoài các nội dung báo cáo kết quả giám sát tài chính nêu trên, Cơ quan đại diện chủ sở hữu lập báo cáo kết quả giám sát tài chính theo Biểu số 03A kèm theo Thông tư này.
...
Theo quy định trên, căn cứ báo cáo giám sát tài chính của Người đại diện thì cơ quan đại diện chủ sở hữu của doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ không quá 50% vốn điều lệ lập Báo cáo kết quả giám sát tài chính theo các nội dung sau:
+ Đánh giá tình hình tài chính tại doanh nghiệp có vốn góp.
+ Đánh giá về quản lý, hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp có vốn góp.
+ Kết luận của cơ quan đại diện chủ sở hữu: Có tiếp tục đầu tư hay thoái vốn.
Tuy nhiên ngoài những nội dung nêu trên thì Cơ quan đại diện chủ sở hữu lập báo cáo kết quả giám sát tài chính theo Biểu số 03A kèm theo Thông tư này.
Hội đồng thành viên SCIC chịu trách nhiệm lập Báo cáo kết quả giám sát tài chính của doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ không quá 50% vốn điều lệ trong trường hợp nào?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 9 Thông tư 200/2015/TT-BTC về giám sát tài chính đối với doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ không quá 50% vốn điều lệ như sau:
Giám sát tài chính đối với doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ không quá 50% vốn điều lệ
...
4. Hội đồng thành viên SCIC chịu trách nhiệm lập Báo cáo kết quả giám sát tài chính đối với các doanh nghiệp mà nhà nước nắm giữ không quá 50% vốn điều lệ mà SCIC đã tiếp nhận từ Bộ quản lý ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đến thời điểm báo cáo.
...
Như vậy, Hội đồng thành viên SCIC chịu trách nhiệm lập Báo cáo kết quả giám sát tài chính của doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ không quá 50% vốn điều lệ trong trường hợp SCIC đã tiếp nhận báo cáo từ Bộ quản lý ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đến thời điểm báo cáo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?