Báo cáo định kỳ hằng năm ngành nội vụ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được yêu cầu gồm những nội dung nào?
Báo cáo định kỳ ngành Nội vụ của ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ban hành nhằm đáp ứng yêu cầu gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Thông tư 7/2021/TT-BNV quy định các chế độ báo cáo công tác ngành Nội vụ như sau:
Các chế độ báo cáo công tác ngành Nội vụ
1. Báo cáo định kỳ ngành Nội vụ được ban hành nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin tổng hợp, toàn diện để phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành và thực hiện chức năng quản lý nhà nước của Bộ, ngành Nội vụ được thực hiện theo một chu kỳ xác định và lặp lại nhiều lần.
2. Báo cáo chuyên đề ngành Nội vụ được ban hành nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin có tính chuyên sâu về một chủ đề thuộc lĩnh vực Nội vụ để phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành và thực hiện chức năng quản lý nhà nước của Bộ, ngành Nội vụ và phải thực hiện một hoặc nhiều lần trong khoảng thời gian nhất định.
3. Báo cáo đột xuất ngành Nội vụ được ban hành nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin về vấn đề phát sinh đột xuất trong lĩnh vực Nội vụ.
Theo đó, báo cáo định kỳ ngành Nội vụ được ban hành nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin tổng hợp, toàn diện để phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành và thực hiện chức năng quản lý nhà nước của Bộ, ngành Nội vụ được thực hiện theo một chu kỳ xác định và lặp lại nhiều lần.
Báo cáo định kỳ ngành Nội vụ (Hình từ Internet)
Báo cáo định kỳ hằng năm ngành nội vụ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được yêu cầu gồm những nội dung nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 8 Thông tư 7/2021/TT-BNV quy định về chế độ báo cáo định kỳ của nghành Nội vụ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh như gồm những nội dung như sau:
Chế độ báo cáo định kỳ ngành Nội vụ
...
2. Nội dung yêu cầu báo cáo 6 tháng, báo cáo hằng năm ngành Nội vụ
a) Kết quả thực hiện nhiệm vụ theo lĩnh vực công tác ngành Nội vụ, gồm: Công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, các đề án, dự án, văn bản chuyên môn nghiệp vụ; tiến độ triển khai thực hiện các nghị quyết, quyết định, chính sách của cấp có thẩm quyền; việc xây dựng kế hoạch, chương trình công tác năm theo quy định;
b) Công tác chỉ đạo, điều hành, phối hợp thực hiện nhiệm vụ ngành Nội vụ;
c) Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân, kiến nghị, phản ánh và công tác phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực Nội vụ;
d) Đánh giá thuận lợi, khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện nhiệm vụ; nêu các ưu điểm, tồn tại, hạn chế và chỉ ra nguyên nhân của tồn tại, hạn chế;
đ) Xây dựng kế hoạch triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm, báo cáo năm liền kề của kỳ báo cáo; giải pháp tổ chức thực hiện, bài học kinh nghiệm và các kiến nghị, đề xuất với các cấp có thẩm quyền (nếu có).
3. Đối tượng thực hiện báo cáo theo quy định tại Điều 2 Thông tư này.
...
Như vậy, báo cáo định kỳ hằng năm ngành nội vụ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được yêu cầu gồm những nội dung sau đây:
- Kết quả thực hiện nhiệm vụ theo lĩnh vực công tác ngành Nội vụ, gồm: Công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, các đề án, dự án, văn bản chuyên môn nghiệp vụ; tiến độ triển khai thực hiện các nghị quyết, quyết định, chính sách của cấp có thẩm quyền; việc xây dựng kế hoạch, chương trình công tác năm theo quy định;
- Công tác chỉ đạo, điều hành, phối hợp thực hiện nhiệm vụ ngành Nội vụ;
- Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân, kiến nghị, phản ánh và công tác phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực Nội vụ;
- Đánh giá thuận lợi, khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện nhiệm vụ; nêu các ưu điểm, tồn tại, hạn chế và chỉ ra nguyên nhân của tồn tại, hạn chế;
- Xây dựng kế hoạch triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm, báo cáo năm liền kề của kỳ báo cáo; giải pháp tổ chức thực hiện, bài học kinh nghiệm và các kiến nghị, đề xuất với các cấp có thẩm quyền (nếu có).
Cơ quan nào nhận báo cáo định kỳ hằng năm ngành nội vụ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh?
Theo khoản 4 Điều 8 Thông tư 7/2021/TT-BNV quy định cơ quan nhận báo cáo định kỳ hằng năm ngành nội vụ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh như sau:
Chế độ báo cáo định kỳ ngành Nội vụ
...
4. Cơ quan nhận báo cáo và hình thức nhận báo cáo
a) Cơ quan nhận báo cáo là Bộ Nội vụ;
b) Báo cáo bằng văn bản điện tử có chữ ký số của người có thẩm quyền gửi Bộ Nội vụ theo địa chỉ trên trục liên thông văn bản quốc gia.
5. Thời gian chốt số liệu báo cáo theo Điều 12 Nghị định số 09/2019/NĐ-CP
6. Thời hạn gửi báo cáo
a) Đối với báo cáo hằng quý gửi trước ngày 20 tháng cuối quý;
b) Đối với báo cáo 6 tháng đầu năm gửi trước ngày 20 tháng 6 hằng năm;
b) Đối với các báo cáo năm gửi trước ngày 20 tháng 12 hằng năm.
...
Như vậy, trường hợp bạn thắc mắc cơ quan nhận báo cáo định kỳ hằng năm ngành nội vụ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là Bộ Nội vụ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đáp án cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cấp THPT năm học 2024 2025 (trắc nghiệm và tự luận) cho học sinh toàn quốc như thế nào?
- Ngày 29 tháng 11 là ngày gì? Ngày 29 tháng 11 năm 2024 là ngày mấy âm lịch? Ngày 29 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?
- Mẫu báo cáo tổng kết năm học của lớp mới nhất? Hướng dẫn viết bản báo cáo tổng kết năm học của lớp?
- HIV dương tính là gì? Ngoài người được xét nghiệm, kết quả HIV dương tính chỉ được thông báo cho ai?
- Nội dung Mẫu quy chế chi tiêu nội bộ mới nhất? Quy chế chi tiêu nội bộ đơn vị sự nghiệp công lập cần có ý kiến của ai?