Bao bì thực phẩm được xác định và được chỉ định xử lý như thế nào? Việc bảo quản bao bì thực phẩm cần tuân thủ những gì?
Nguồn nước phải đảm bảo các yêu cầu thế nào trong quá trình sản xuất bao bì thực phẩm?
Theo Mục 4.3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/TS 22002-4:2018 (ISO/TS 22002-4:2013) có quy định:
Tiện ích
4.3.1 Yêu cầu chung
Các đường cung cấp và phân phối các dịch vụ tiện ích đến và xung quanh khu vực sản xuất và bảo quản phải được thiết kế để ngăn ngừa ô nhiễm.
4.3.2 Nguồn nước
Nguồn nước cấp có chất lượng phù hợp phải đủ để đáp ứng nhu cầu của quá trình sản xuất bao bì thực phẩm và không gây mối nguy đối với an toàn thực phẩm.
Tổ chức phải thiết lập các yêu cầu đối với nước (kể cả nước đá hoặc hơi nước) dùng cho bao bì tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm hoặc để làm vệ sinh và phải giám sát.
Nước không dùng để uống phải có hệ thống cung cấp riêng, được dán nhãn, không được nối với hệ thống nước uống và tránh chảy ngược trở lại hệ thống nước uống.
4.3.3 Chất lượng không khí và thông gió
Tổ chức phải thiết lập các yêu cầu đối với không khí sử dụng để tiếp xúc trực tiếp với bao bì thực phẩm và phải giám sát.
Phải có hệ thống thông gió thích hợp và đầy đủ (tự nhiên hoặc cơ học) để loại bỏ hơi nước, bụi và mùi không mong muốn.
Khi thích hợp, chất lượng nguồn không khí trong phòng phải được kiểm soát để ngăn ngừa ô nhiễm vi sinh vật trong không khí.
Các hệ thống thông gió phải được thiết kế và xây dựng để không cho không khí từ các khu vực bị ô nhiễm đến khu vực sạch.
Hệ thống thông gió phải dễ tiếp cận để làm sạch, thay bộ lọc và bảo trì.
4.3.4 Khí nén và các khí khác
Khí nén và các hệ thống khí khác được sử dụng trong sản xuất bao bì thực phẩm phải được xây dựng và bảo trì để tránh ô nhiễm.
Tổ chức phải thiết lập các yêu cầu đối với các loại khí tiếp xúc trực tiếp với bao bì thực phẩm (kể cả các khí dùng để vận chuyển, thổi hoặc sấy nguyên liệu, sản phẩm trung gian, bao bì thực phẩm hoặc thiết bị) và phải giám sát tương ứng.
Dầu được dùng cho máy nén phải có chất lượng thực phẩm nếu được dùng ở nơi có khả năng ô nhiễm.
Các yêu cầu về việc lọc, độ ẩm và vi sinh phải được đánh giá. Quá trình đánh giá phải xác định được các biện pháp kiểm soát, giám sát và phải áp dụng các biện pháp này.
Việc lọc không khí cần phải gần điểm sử dụng nhất có thể.
4.3.5 Ánh sáng
Nguồn ánh sáng cung cấp (tự nhiên hoặc nhân tạo) phải cho phép vận hành chính xác quy trình sản xuất bao bì thực phẩm.
Cường độ chiếu sáng phải phù hợp với bản chất của hoạt động.
Khi có mối nguy an toàn thực phẩm, đèn chiếu sáng phải được bảo vệ để tránh ô nhiễm nguyên liệu, sản phẩm trung gian, hóa chất, bao bì thực phẩm và trang thiết bị trong trường hợp bị vỡ.
Theo đó nguồn nước cấp có chất lượng phù hợp phải đủ để đáp ứng nhu cầu của quá trình sản xuất bao bì thực phẩm và không gây mối nguy đối với an toàn thực phẩm.
Tổ chức phải thiết lập các yêu cầu đối với nước (kể cả nước đá hoặc hơi nước) dùng cho bao bì tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm hoặc để làm vệ sinh và phải giám sát.
Nước không dùng để uống phải có hệ thống cung cấp riêng, được dán nhãn, không được nối với hệ thống nước uống và tránh chảy ngược trở lại hệ thống nước uống.
Bao bì thực phẩm (Hình từ Internet)
Bao bì thực phẩm được xác định và được chỉ định xử lý như thế nào?
Căn cứ Mục 4.4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/TS 22002-4:2018 (ISO/TS 22002-4:2013) thì việc xử lý bao bì thực phẩm được tiến hành như sau:
Xử lý chất thải
4.4.1 Yêu cầu chung
Phải thiết lập các hệ thống để nhận diện, thu gom, loại bỏ và thải bỏ chất thải theo cách ngăn ngừa ô nhiễm.
4.4.2 Xử lý chất thải
Thùng chứa chất thải phải được đổ hết với tần suất thích hợp và được giữ trong điều kiện sạch.
Chất thải phải được giữ cách xa khu vực sản xuất và bảo quản. Thùng và hộp đựng chất thải không dùng trong sản xuất phải được nhận diện, đổ bỏ thường xuyên và có nắp đậy, nếu cần.
Bao bì thực phẩm được xác định và được chỉ định thải bỏ phải được làm biến dạng hoặc tiêu hoại để:
a) nhãn hiệu hoặc thông tin thành phần thực phẩm không thể sử dụng lại được;
b) bao bì đó không quay lại chuỗi cung ứng.
4.4.3 Cống rãnh và thoát nước
Cống rãnh phải được thiết kế, bố trí và xây dựng để tránh khả năng bị ô nhiễm.
Đầu tiên phải thiết lập các hệ thống để nhận diện, thu gom, loại bỏ và thải bỏ chất thải theo cách ngăn ngừa ô nhiễm.
Chất thải phải được giữ cách xa khu vực sản xuất và bảo quản. Thùng và hộp đựng chất thải không dùng trong sản xuất phải được nhận diện, đổ bỏ thường xuyên và có nắp đậy, nếu cần.
Bao bì thực phẩm được xác định và được chỉ định thải bỏ phải được làm biến dạng hoặc tiêu hoại để:
- Nhãn hiệu hoặc thông tin thành phần thực phẩm không thể sử dụng lại được;
- Bao bì đó không quay lại chuỗi cung ứng.
Việc bảo quản bao bì thực phẩm cần tuân thủ những gì?
Theo Mục 4.13 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/TS 22002-4:2018 (ISO/TS 22002-4:2013) quy định:
Bảo quản và vận chuyển
4.13.1 Yêu cầu chung
Nguyên liệu, sản phẩm trung gian và bao bì thực phẩm phải được bảo quản và xử lý theo cách để tránh các nguồn ô nhiễm như bụi, chất ngưng tụ, khói, mùi hoặc các nguồn khác.
Các khu vực bảo quản được giao thầu phụ phải đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn này.
4.13.2 Yêu cầu về nhà kho
Việc kiểm soát hiệu quả nhiệt độ, độ ẩm và các điều kiện môi trường khác của nhà kho phải được thực hiện theo các quy định về bao bì thực phẩm và quy định về bảo quản.
Chất thải và hóa chất (các sản phẩm làm sạch, chất bôi trơn và thuốc bảo vệ thực vật) phải được cất giữ riêng.
Phải có các biện pháp (bằng điện tử hoặc vật lý) để tránh giải phóng và/hoặc cung cấp các vật liệu không phù hợp.
Cần sử dụng các hệ thống luân chuyển cụ thể trong kho.
4.13.3 Phương tiện, băng chuyền và vật chứa
Phương tiện, băng chuyền và vật chứa phải được duy trì ở trạng thái tốt, sạch và phù hợp với yêu cầu của quy định kỹ thuật và hợp đồng liên quan.
Phương tiện, băng chuyền và vật chứa phải bảo vệ chống hư hỏng hoặc ô nhiễm bao bì thực phẩm.
Khi cần, phải kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm, lưu hồ sơ và luôn sẵn sàng thực hiện việc kiểm soát này. Phương tiện vận chuyển phải được kiểm tra trước khi xếp và dỡ. Chúng phải trong tình trạng sử dụng tốt, sạch, không có sinh vật gây hại và mùi không mong muốn.
Bao bì thực phẩm phải được bảo vệ khỏi ô nhiễm trong quá trình xếp hàng. Khi tổ chức yêu cầu, thùng chứa số lượng lớn phải được dành riêng cho một vật liệu bao bì thực phẩm cụ thể.
Palet phải được kiểm tra trước khi sử dụng. Chúng phải phù hợp với mục đích sử dụng, sạch, không có vật lạ, sinh vật gây hại và mùi không mong muốn. Palet không gây ô nhiễm nguyên liệu, sản phẩm trung gian và bao bì thực phẩm.
Như vậy, một số điều cần tuân thủ trong việc bảo quan bao bì thực phẩm như sau:
- Nguyên liệu, sản phẩm trung gian và bao bì thực phẩm phải được bảo quản và xử lý theo cách để tránh các nguồn ô nhiễm như bụi, chất ngưng tụ, khói, mùi hoặc các nguồn khác.
- Các khu vực bảo quản được giao thầu phụ phải đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn này.
- Việc kiểm soát hiệu quả nhiệt độ, độ ẩm và các điều kiện môi trường khác của nhà kho phải được thực hiện theo các quy định về bao bì thực phẩm và quy định về bảo quản.
- Bao bì thực phẩm phải được bảo vệ khỏi ô nhiễm trong quá trình xếp hàng. Khi tổ chức yêu cầu, thùng chứa số lượng lớn phải được dành riêng cho một vật liệu bao bì thực phẩm cụ thể.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?
- Hướng dẫn lập Bảng cân đối tài khoản kế toán hợp tác xã chi tiết? Quyền của hợp tác xã được quy định như thế nào?
- Cá nhân kinh doanh khai sai căn cứ tính thuế không bị xử phạt hành chính trong trường hợp nào theo quy định?
- Lịch bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 như thế nào? Thời gian bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 ra sao?
- Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức áp dụng từ 20 11 2024 theo Quyết định 2410 QĐ-NHNN?