Bánh đồng xu: Món ăn ngon hay 'mồi nhử' vi phạm pháp luật? Mức xử phạt đối với hành vi sao chụp tiền Việt Nam được quy định ra sao?
Bán bánh đồng xu có tiềm ẩn nguy cơ vi phạm pháp luật hay không?
Những hành vi bị nghiêm cấm trong việc bảo vệ tiền Việt Nam được quy định tại Điều 3 Quyết định 130/2003/QĐ-TTg như sau:
Những hành vi bị nghiêm cấm
1. Làm tiền giả, vận chuyển, tàng trữ, lưu hành, mua, bán tiền giả.
2. Hủy hoại tiền Việt Nam bằng bất kỳ hình thức nào.
3. Sao chụp tiền Việt Nam với bất kỳ mục đích nào không có sự chấp thuận trước bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước.
4. Từ chối nhận, lưu hành đồng tiền do Ngân hàng Nhà nước phát hành trong lãnh thổ Việt Nam.
Theo quy định thì pháp luật nghiêm cấm việc sao chụp tiền Việt Nam với bất kỳ mục đích nào không có sự chấp thuận trước bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước.
Như vậy, dù tiền đồng Việt Nam hiện nay không còn được sử dụng nữa nhưng cả người bán bánh lẫn cơ sở sản xuất khuôn bánh cần lưu ý vấn đề này khi sử dụng hoặc tạo khuôn bánh theo hình tiền Việt Nam để tránh vi phạm pháp luật.
Bánh đồng xu: Món ăn ngon hay 'mồi nhử' vi phạm pháp luật? (Hình từ Internet)
Bán bánh đồng xu có hình tiền Việt Nam thì cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Mức xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm quy định về bảo vệ tiền Việt Nam được quy định tại Điều 31 Nghị định 88/2019/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về bảo vệ tiền Việt Nam
...
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi phá hoại, hủy hoại tiền Việt Nam trái pháp luật.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sao chụp, in ấn, sử dụng bố cục, một phần hoặc toàn bộ hình ảnh, chi tiết, hoa văn của tiền Việt Nam không đúng quy định của pháp luật
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu toàn bộ tang vật, phương tiện thực hiện hành vi vi phạm tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này, giao cơ quan có thẩm quyền xử lý.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc đóng dấu, bấm lỗ tiền giả theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước về xử lý tiền giả, tiền nghi giả đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;
b) Buộc tiêu hủy toàn bộ tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này;
c) Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
Theo đó, cá nhân bán bánh đồng xu có hình tiền Việt Nam (sao chụp, in ấn, sử dụng bố cục, một phần hoặc toàn bộ hình ảnh, chi tiết, hoa văn của tiền Việt Nam) thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Bên cạnh đó, người vi phạm còn có thể bị cơ quan có thẩm quyền tịch thu tang vật và phương tiện vi phạm (khuôn bánh có hình tiền Việt Nam) để tiến hành tiêu hủy.
Ngoài ra, người vi phạm còn bị buộc nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp thu được từ việc bán bánh đồng xu hình tiền Việt Nam.
Cơ sở sản xuất khuôn bánh đồng xu hình tiền Việt Nam sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính ra sao?
Mức phạt đối với tổ chức vi phạm quy định về bảo vệ tiền Việt Nam được quy định tại Điều 3 Nghị định 88/2019/NĐ-CP như sau:
Hình thức xử phạt, mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền và biện pháp khắc phục hậu quả
...
3. Mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền:
a) Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng đối với tổ chức vi phạm là 2.000.000.000 đồng và đối với cá nhân vi phạm là 1.000.000.000 đồng;
b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân; mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân;
c) Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm của cá nhân là người làm việc tại quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô bằng 10% mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này; mức phạt tiền đối với quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô, đơn vị phụ thuộc của các tổ chức này bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân là người làm việc tại quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô;
d) Thẩm quyền phạt tiền của từng chức danh quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền áp dụng đối với cá nhân. Thẩm quyền phạt tiền áp dụng đối với tổ chức bằng 02 lần thẩm quyền phạt tiền áp dụng đối với cá nhân.
...
Như vậy, dựa theo quy định vừa nêu thì đối với cơ sở sản xuất khuôn bánh đồng xu hình tiền Việt Nam thì mức xử phạt vi phạm hành chính là từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Cơ sở cũng có thể bị cơ quan có thẩm quyền tịch thu tang vật và phương tiện vi phạm (khuôn bánh có hình tiền Việt Nam) để tiến hành tiêu hủy.
Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp thu được từ việc bán khuôn bánh đồng xu hình tiền Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?
- Việc thông báo lưu trú có phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú không? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng như thế nào?