Bảng tính công nhân viên là gì? Mẫu bảng tính công nhân viên dành cho các doanh nghiệp mới nhất?
Bảng tính công nhân viên là gì?
Hiện nay Bộ luật Lao động 2019 và những văn bản hướng dẫn liên quan không có giải thích bảng tính công nhân viên là gì?.
Tuy nhiên từ thực tế mà ta có thể hiểu: Tính công là một nghiệp vụ vô cùng quan trọng trong các cơ quan doanh nghiệp tư nhân và nhà nước hiện nay, là phương tiện theo dõi ngày đi làm để đánh giá sự chăm chỉ tích cực của từng nhân viên, qua đó làm căn cứ để tính lương cũng như xem hiệu quả công việc.
Bảng tính công chính là một loại văn bản dùng để theo dõi ngày công/giờ công làm việc thực tế của mỗi nhân viên hay ngày nghỉ, ngày nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội trong một tháng. Căn cứ vào bảng tính công này mà công ty, doanh nghiệp có thể tính toán tiền lương cho người lao động một cách chính xác nhất.
Tùy vào mỗi đơn vị, doanh nghiệp mà ta có bảng tính công theo ca, bảng tính công theo tháng, bảng tính công sáng chiều, bảng tính công theo giờ... Bạn có thể căn cứ vào đặc điểm của doanh nghiệp mình mà lựa chọn hình thức tính công cho phù hợp.
Để cẩn thận hơn, trong những doanh nghiệp lớn đều yêu cầu các bộ phận lập bảng tính công hàng tháng, tổ trưởng hoặc người có trách nhiệm quản lý phòng ban cần phải theo dõi cụ thể ngày công của từng nhân viên.
Việc ghi chú khá đơn giản, tương ứng với các cột đã được đánh số thứ tự, chính là các ngày trong tháng. Bảng tính công này kết hợp với các chứng từ liên quan như giấy xin nghỉ phép, nghỉ ốm, nghỉ không lương hay có lương... sau đó được gửi về bộ phận kế toán để quy ra việc thanh toán lương. Các hình thức tính công phổ biến hiện nay bao gồm tính công ngày, tính công nghỉ bù hay tính công theo giờ.
Mẫu bảng tính công nhân viên dành cho các doanh nghiệp mới nhất?
Hiện tại thì các doanh nghiệp có thể tự thiết kế mẫu bảng tính công nhân viên phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của mình nhưng phải đảm bảo cung cấp những thông tin theo quy định của Luật Kế toán và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế.
Nếu không thể tự xây dựng thì doanh nghiệp có thể lựa chọn áp dụng theo mẫu bảng tính công theo Mẫu 01a-LĐTL và Mẫu 01b-LĐTL ban hành kèm theo Phụ lục số 3 Thông tư 200/2014/TT-BTC.
tại đây Tải về mẫu bảng tính công (Mẫu 01a-LĐTL)
tại đây Tải về mẫu bảng tính công làm thêm giờ (Mẫu 01b-LĐTL)
Bảng tính công hay còn gọi là bảng chấm công
Hướng dẫn cách điền mẫu bảng tính công nhân viên?
(1) Đối với mẫu bảng tính công (Mẫu 01a-LĐTL) được hướng dẫn tại Phụ lục số 3 Thông tư 200/2014/TT-BTC như sau:
Mỗi bộ phận (phòng, ban, tổ, nhóm…) phải lập bảng tính công hàng tháng.
Cột A, B: Ghi số thứ tự, họ và tên từng người trong bộ phận công tác.
Cột C: Ghi ngạch bậc lương hoặc cấp bậc chức vụ của từng người.
Cột 1-31: Ghi các ngày trong tháng (Từ ngày 01 đến ngày cuối cùng của tháng).
Cột 32: Ghi tổng số công hưởng lương sản phẩm của từng người trong tháng.
Cột 33: Ghi tổng số công hưởng lương thời gian của từng người trong tháng.
Cột 34: Ghi tổng số công nghỉ việc và ngừng việc hưởng 100% lương của từng người trong tháng.
Cột 35: Ghi tổng số công nghỉ việc và ngừng việc hưởng các loại % lương của từng người trong tháng.
Cột 36: Ghi tổng số công nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội của từng người trong tháng.
Hàng ngày tổ trưởng (Trưởng ban, phòng, nhóm,...) hoặc người được ủy quyền căn cứ vào tình hình thực tế của bộ phận mình để chấm công cho từng người trong ngày, ghi vào ngày tương ứng trong các cột từ cột 1 đến cột 31 theo các ký hiệu quy định trong chứng từ.
Cuối tháng, người chấm công và người phụ trách bộ phận ký vào Bảng tính công và chuyển Bảng tính công cùng các chứng từ liên quan như Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH, giấy xin nghỉ việc không hưởng lương,... về bộ phận kế toán kiểm tra, đối chiếu qui ra công để tính lương và bảo hiểm xã hội. Kế toán tiền lương căn cứ vào các ký hiệu chấm công của từng người tính ra số ngày công theo từng loại tương ứng để ghi vào các cột 32, 33, 34, 35.
Ngày công được quy định là 8 giờ. Khi tổng hợp quy thành ngày công nếu còn giờ lẻ thì ghi số giờ lẻ bên cạnh số công và đánh dấu phẩy ở giữa.
Ví dụ: 22 công 4 giờ ghi 22,4
Bảng tính công được lưu tại phòng (ban, tổ,…) kế toán cùng các chứng từ có liên quan.
Phương pháp chấm công: Tùy thuộc vào điều kiện công tác và trình độ kế toán tại đơn vị để sử dụng 1 trong các phương pháp chấm công sau:
- Chấm công ngày: Mỗi khi người lao động làm việc tại đơn vị hoặc làm việc khác như hội nghị, họp,... thì mỗi ngày dùng một ký hiệu để chấm công cho ngày đó.
Cần chú ý 2 trường hợp:
+ Nếu trong ngày, người lao động làm 2 việc có thời gian khác nhau thì chấm công theo ký hiệu của công việc chiếm nhiều thời gian nhất. Ví dụ người lao động A trong ngày họp 5 giờ làm lương thời gian 3 giờ thì cả ngày hôm đó chấm “H” Hội họp.
+ Nếu trong ngày, người lao động làm 2 việc có thời gian bằng nhau thì chấm công theo ký hiệu của công việc diễn ra trước.
- Chấm công theo giờ:
Trong ngày người lao động làm bao nhiêu công việc thì chấm công theo các ký hiệu đã quy định và ghi số giờ công thực hiện công việc đó bên cạnh ký hiệu tương ứng.
- Chấm công nghỉ bù: Nghỉ bù chỉ áp dụng trong trường hợp làm thêm giờ hưởng lương thời gian nhưng không thanh toán lương làm thêm, do đó khi người lao động nghỉ bù thì chấm "NB" và vẫn tính trả lương thời gian.
(2) Đối với mẫu bảng tính công làm thêm giờ (Mẫu 01b-LĐTL) được hướng dẫn tại Phụ lục số 3 Thông tư 200/2014/TT-BTC như sau:
Mỗi bộ phận (phòng, ban, tổ, nhóm...) có phát sinh làm thêm ngoài giờ làm việc theo quy định thì phải lập bảng tính công làm thêm giờ.
Cột A, B: Ghi số thứ tự, họ và tên từng người làm việc thêm giờ trong bộ phận công tác.
Cột 1 đến cột 31: Ghi số giờ làm thêm của các ngày (Từ giờ...đến giờ...) từ ngày 01 đến ngày cuối cùng của tháng.
Cột 32: Ghi tổng số giờ làm thêm vào các ngày thường trong tháng.
Cột 33: Ghi tổng số giờ làm thêm vào các ngày nghỉ thứ bảy, chủ nhật.
Cột 34: Ghi tổng số giờ làm thêm vào các ngày lễ, tết.
Cột 35: Ghi tổng số giờ làm thêm vào buổi tối (tính theo quy định của pháp luật) không thuộc ca làm việc của người lao động.
Hàng ngày tổ trưởng (phòng ban, tổ nhóm...) hoặc người được uỷ quyền căn cứ vào số giờ làm thêm thực tế theo yêu cầu công việc của bộ phận mình để chấm giờ làm thêm cho từng người trong ngày, ghi vào ngày tương ứng trong các cột từ 1 đến 31 theo các ký hiệu quy định trong chứng từ.
Cuối tháng, người chấm công, phụ trách bộ phận có người làm thêm ký và giám đốc hoặc người được uỷ quyền duyệt vào bảng tính công làm thêm giờ và chuyển bảng tính công làm thêm giờ cùng các chứng từ liên quan về bộ phận kế toán kiểm tra, đối chiếu, quy ra công để thanh toán (trường hợp thanh toán tiền). Kế toán căn cứ vào các ký hiệu chấm công của từng người tính ra số công theo từng loại tương ứng để ghi vào các cột 32, 33, 34, 35.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?