Bảng lương Kiểm tra viên cao cấp của Viện Kiểm sát nhân dân mới nhất hiện nay được quy định thế nào?
Bảng lương Kiểm tra viên cao cấp của Viện Kiểm sát nhân dân mới nhất hiện nay được quy định thế nào?
Kiểm tra viên cao cấp của Viện Kiểm sát nhân dân được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Toà án, ngành Kiểm sát loại A3 ban hành kèm theo Nghị quyết 730/2004/NQ-UBTVQH11, cụ thể như sau:
Hiện nay, theo Nghị quyết 69/2022/QH15, từ ngày 01/7/2023 thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng.
Như vậy, bảng lương Kiểm tra viên cao cấp của Viện Kiểm sát nhân dân mới nhất hiện nay như sau:
Bậc lương | Hệ số | Mức lương (Đơn vị: Đồng) |
Bậc 1 | 6,20 | 11.160.000 |
Bậc 2 | 6, 56 | 11.808.000 |
Bậc 3 | 6,92 | 12.456.000 |
Bậc 4 | 7,28 | 13.104.000 |
Bậc 5 | 7,64 | 13.752.000 |
Bậc 6 | 8,00 | 14.400.000 |
Như vậy, Kiểm tra viên cao cấp của Viện Kiểm sát nhân dân có thể có mức lương thấp nhất là 11.160.000 đồng/tháng và mức lương cao nhất là 14.400.000 đồng/tháng.
Ai có thẩm quyền bổ nhiệm Kiểm tra viên cao cấp của Viện Kiểm sát nhân dân?
Thẩm quyền bổ nhiệm Kiểm tra viên cao cấp của Viện Kiểm sát nhân dân được quy định tại khoản 5 Điều 63 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
1. Lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác và xây dựng Viện kiểm sát nhân dân; quyết định các vấn đề về công tác của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2. Ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị, điều lệ, quy chế, chế độ công tác áp dụng đối với Viện kiểm sát nhân dân.
3. Quy định bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và trình Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn; quyết định bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới; quy định bộ máy làm việc của Viện kiểm sát quân sự sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, trình Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn.
4. Trình Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
5. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp, Điều tra viên các ngạch, Kiểm tra viên các ngạch.
6. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc thẩm quyền.
7. Kiến nghị xây dựng luật, pháp lệnh; chỉ đạo việc xây dựng và trình dự án luật, pháp lệnh theo quy định của pháp luật; đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh.
8. Trình Chủ tịch nước ý kiến của mình về những trường hợp người bị kết án xin ân giảm án tử hình.
9. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc tổng kết kinh nghiệm thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân.
10. Tham dự các phiên họp của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao bàn về việc hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật.
11. Kiến nghị với Chính phủ, các bộ, ngành trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật.
12. Chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước; trả lời chất vấn, kiến nghị, yêu cầu của đại biểu Quốc hội.
13. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Kiểm tra viên cao cấp của Viện Kiểm sát nhân dân do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền bổ nhiệm.
Bảng lương Kiểm tra viên cao cấp của Viện Kiểm sát nhân dân mới nhất hiện nay được quy định thế nào? (Hình từ Internet)
Kiểm tra viên cao cấp của Viện Kiểm sát nhân dâ có nhiệm vụ, quyền hạn nào?
Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm tra viên cao cấp được quy định tại khoản 4 Điều 90 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 như sau:
Kiểm tra viên
1. Kiểm tra viên là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để giúp Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp; thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo sự phân công của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân.
2. Kiểm tra viên có các ngạch sau đây:
a) Kiểm tra viên;
b) Kiểm tra viên chính;
c) Kiểm tra viên cao cấp.
3. Tiêu chuẩn bổ nhiệm, điều kiện nâng ngạch Kiểm tra viên do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
4. Kiểm tra viên có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Nghiên cứu hồ sơ vụ, việc và báo cáo kết quả với Kiểm sát viên;
b) Lập hồ sơ kiểm sát vụ, việc;
c) Giúp Kiểm sát viên thực hiện hoạt động khác khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp;
d) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo sự phân công của Viện trưởng.
5. Kiểm tra viên chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Kiểm sát viên và trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo đó, Kiểm tra viên cao cấp của Viện Kiểm sát nhân dân có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Nghiên cứu hồ sơ vụ, việc và báo cáo kết quả với Kiểm sát viên;
- Lập hồ sơ kiểm sát vụ, việc;
- Giúp Kiểm sát viên thực hiện hoạt động khác khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp;
- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo sự phân công của Viện trưởng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu quan điểm chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền thế nào?
- Mẫu bảng thanh toán tiền thưởng theo Thông tư 200 và Thông tư 133 mới nhất? Hướng dẫn ghi bảng thanh toán tiền thưởng?
- Thuế quan là gì? Quyết định và công bố lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu được quy định thế nào?
- Mẫu bản tự nhận xét đánh giá của cán bộ công chức mới nhất? Mục đích của việc đánh giá cán bộ công chức là gì?
- Quỹ Hỗ trợ nông dân là Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách? Chế độ báo cáo của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào?