Bản tin báo cáo khí tượng đặc biệt tại sân bay dạng mã hóa phải được lưu trữ ít nhất là bao nhiêu năm?
SPECI được hiểu như thế nào?
Theo khoản 63 Điều 3 Thông tư 19/2017/TT-BGTVT (được sửa đổi bởi điểm d khoản 2 Điều 1 Thông tư 32/2021/TT-BGTVT) có giải thích về chữ viết tắt như sau:
Quy ước viết tắt
Trong Thông tư này, các chữ viết tắt dưới đây được hiểu như sau:
...
63. SPECI (Aerodrome Special meteorological report in meteorological code): Bản tin báo cáo khí tượng đặc biệt tại sân bay dạng mã hóa.
...
Căn cứ trên quy định SPECI (Aerodrome Special meteorological report in meteorological code) được hiểu là bản tin báo cáo khí tượng đặc biệt tại sân bay dạng mã hóa.
Bản tin báo cáo khí tượng đặc biệt tại sân bay dạng mã hóa thuộc loại bản tin quan trắc nào?
Theo khoản 3 Điều 116 Thông tư 19/2017/TT-BGTVT (được sửa đổi bởi khoản 35 Điều 1 Thông tư 32/2021/TT-BGTVT) quy định như sau:
Quan trắc, báo cáo khí tượng sân bay
1. Cơ sở khí tượng sân bay, trạm quan trắc khí tượng sân bay tổ chức quan trắc, đo đạc các yếu tố, hiện tượng thời tiết tại khu vực sân bay; lập các báo cáo thời tiết phục vụ cho tàu bay cất cánh, hạ cánh và cho các hoạt động khai thác hàng không khác.
2. Các loại bản tin quan trắc thường lệ:
a) MET REPORT phát hành trong sân bay phục vụ tàu bay cất hạ cánh và phát thông báo trên bản tin ATIS, D-ATIS;
b) METAR phát ra ngoài sân bay phục vụ chủ yếu để lập kế hoạch bay, phát thông báo VOLMET, D-VOLMET.
3. Các loại bản tin quan trắc đặc biệt:
a) SPECIAL phát hành trong sân bay phục vụ tàu bay cất cánh, hạ cánh, phát thông báo trên bản tin ATIS, D-ATIS;
b) SPECI phát ra ngoài sân bay phục vụ chủ yếu để lập kế hoạch bay, phát thông báo VOLMET, D-VOLMET.
4. Nội dung, tiêu chí và mã luật phát hành bản tin, chế độ, thời gian thực hiện quan trắc, báo cáo khí tượng tại sân bay thực hiện theo hướng dẫn của Cục Hàng không Việt Nam.
5. Cơ sở khí tượng sân bay, trạm quan trắc khí tượng sân bay có trách nhiệm cung cấp kịp thời, đầy đủ bản tin thời tiết MET REPORT/SPECIAL cho đài kiểm soát tại sân bay tương ứng và METAR/SPECI cho các cảng hàng không, sân bay liên quan.
Căn cứ trên quy định các loại bản tin quan trắc đặc biệt:
- SPECIAL phát hành trong sân bay phục vụ tàu bay cất cánh, hạ cánh, phát thông báo trên bản tin ATIS, D-ATIS;
- SPECI phát ra ngoài sân bay phục vụ chủ yếu để lập kế hoạch bay, phát thông báo VOLMET, D-VOLMET.
Như vậy, bản tin báo cáo khí tượng đặc biệt tại sân bay dạng mã hóa thuộc loại bản tin quan trắc đặc biệt.
Bản tin báo cáo khí tượng đặc biệt tại sân bay dạng mã hóa phát ra ngoài sân bay phục vụ chủ yếu để lập kế hoạch bay, phát thông báo VOLMET, D-VOLMET.
Lưu ý: Cơ sở khí tượng sân bay, trạm quan trắc khí tượng sân bay có trách nhiệm cung cấp kịp thời, đầy đủ bản tin thời tiết METAR/SPECI cho các cảng hàng không, sân bay liên quan.
Bản tin báo cáo khí tượng đặc biệt tại sân bay dạng mã hóa phải được lưu trữ ít nhất là bao nhiêu năm? (Hình từ Internet)
Bản tin báo cáo khí tượng đặc biệt tại sân bay dạng mã hóa phải được lưu trữ ít nhất là bao nhiêu năm?
Theo khoản 3 Điều 130 Thông tư 19/2017/TT-BGTVT (được sửa đổi bởi khoản 39 Điều 1 Thông tư 32/2021/TT-BGTVT) quy định về thu thập, lưu trữ số liệu khí tượng hàng không như sau:
Thu thập, lưu trữ số liệu khí tượng hàng không
1. Đối với các cơ sở MET:
a) Số liệu quan trắc khí tượng sân bay phải được lưu trữ ít nhất là 90 ngày; dữ liệu quan trắc bằng hệ thống quan trắc tự động (AWOS) phải được lưu trữ đầy đủ trên hệ thống máy chủ của hệ thống này; dữ liệu quan trắc bằng thiết bị quan trắc thủ công phải được ghi chép vào sổ, có chữ ký của người thực hiện;
b) Các điện văn khí tượng nhận được, phát đi phải được lưu trữ ít nhất là 90 ngày;
c) Sổ ghi thảo luận bản tin dự báo, cảnh báo thời tiết; sổ giao nhận ca; các loại bản đồ, giản đồ thời tiết; báo cáo thời tiết tháng, quý, năm; các sổ ký hoặc dấu tích xác nhận giao nhận sản phẩm dịch vụ khí tượng hàng không phải được lưu trữ ít nhất là 02 năm.
2. Đối với hệ thống cơ sở dữ liệu khí tượng hàng không:
a) METAR và SPECI phải được lưu trữ lâu dài, ít nhất là 05 năm;
b) Các dữ liệu, sản phẩm ra đa thời tiết; ảnh mây vệ tinh khí tượng phải được lưu trữ ít nhất là 02 năm; các bản tin dự báo, cảnh báo thời tiết của Việt Nam; dữ liệu khí tượng cơ bản (GTS) phải được lưu trữ lâu dài, ít nhất là 05 năm;
c) Hồ sơ khí tượng lưu trữ theo quy định tại khoản 4 Điều 134.
3. Các số liệu, sản phẩm khí tượng có liên quan đến việc điều tra tai nạn, sự cố hoạt động bay phải được lưu trữ, bảo quản theo yêu cầu cho đến khi các số liệu, sản phẩm này không cần thiết nữa.
4. Cơ sở MET thu thập, lưu trữ số liệu khí tượng theo tài liệu hướng dẫn khai thác.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì bản tin báo cáo khí tượng đặc biệt tại sân bay dạng mã hóa phải được lưu trữ lâu dài, ít nhất là 05 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Máy điều hòa có phải là hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không? Thuế suất thuế TTĐB của máy điều hòa là bao nhiêu?
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?