Ban Tiếp công dân trung ương thuộc cơ quan nào? Ban Tiếp công dân trung ương làm việc theo chế độ gì?
Ban Tiếp công dân trung ương thuộc cơ quan nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 1 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Tiếp công dân trung ương ban hành kèm theo Quyết định 562/QĐ-TTCP năm 2024 như sau:
Vị trí và chức năng
Ban Tiếp công dân trung ương là đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ, có chức năng tham mưu Tổng Thanh tra Chính phủ quản lý nhà nước về công tác tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh (sau đây gọi tắt là xử lý đơn) của công dân theo quy định của pháp luật; quản lý thống nhất việc xử lý đơn gửi đến Thanh tra Chính phủ; chủ trì việc phối hợp tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân trung ương ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Ban Tiếp công dân trung ương có trụ sở đặt tại Hà Nội, có bộ phận thường trực tại Thành phố Hồ Chí Minh và có con dấu riêng.
Như vậy, Ban Tiếp công dân trung ương là đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ, thực hiện chức năng sau đây:
- Tham mưu Tổng Thanh tra Chính phủ quản lý nhà nước về công tác tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh (sau đây gọi tắt là xử lý đơn) của công dân theo quy định của pháp luật; quản lý thống nhất việc xử lý đơn gửi đến Thanh tra Chính phủ;
- Chủ trì việc phối hợp tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân trung ương ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Lưu ý: Cơ cấu tổ chức, biên chế của Ban Tiếp công dân trung ương được quy định tại Điều 4 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Tiếp công dân trung ương ban hành kèm theo Quyết định 562/QĐ-TTCP năm 2024 như sau:
(1) Cơ cấu tổ chức của Ban Tiếp công dân trung ương gồm có:
- Lãnh đạo Ban có Trưởng ban và các Phó Trưởng ban;
- Các đơn vị trực thuộc Ban gồm:
+ Phòng Tổng hợp;
+ Phòng Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc;
+ Phòng Tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân ở trung ương đặt tại Hà Nội (Phòng I);
+ Phòng Tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân ở trung ương đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh (Phòng II);
+ Phòng Xử lý đơn.
Các phòng có Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và công chức.
(2) Các Phó Trưởng ban, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và công chức chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện nhiệm vụ do Trưởng ban phân công.
(3) Biên chế của Ban do Tổng Thanh tra Chính phủ quyết định theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Trưởng ban Tiếp công dân trung ương.
Ban Tiếp công dân trung ương thuộc cơ quan nào? Ban Tiếp công dân trung ương làm việc theo chế độ gì? (Hình từ Internet)
Ban Tiếp công dân trung ương làm việc theo chế độ gì?
Chế độ làm việc của Ban Tiếp công dân trung ương được quy định tại Điều 3 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Tiếp công dân trung ương ban hành kèm theo Quyết định 562/QĐ-TTCP năm 2024 như sau:
Nguyên tắc làm việc
1. Ban Tiếp công dân trung ương làm việc theo chế độ thủ trưởng, đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai và minh bạch theo đúng chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, nghị quyết của Ban cán sự đảng Thanh tra Chính phủ, đúng quy định pháp luật và đề cao trách nhiệm và kỷ luật cá nhân, phát huy năng lực, sở trường, tính chủ động, sáng tạo trong công tác của mọi công chức và hiệu quả trong hoạt động của Ban.
2. Công chức của Ban Tiếp công dân trung ương khi tham gia các Đoàn thanh tra, Tổ công tác, Tổ kiểm tra, Tổ xác minh giải quyết khiếu nại, tố cáo còn phải tuân thủ các quy định về tổ chức, hoạt động của Đoàn thanh tra, Tổ công tác, Tổ kiểm tra, Tổ xác minh; chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật, trước Tổng Thanh tra, trước Trưởng ban về kết quả công việc được phân công, được giao.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì Ban Tiếp công dân trung ương làm việc theo chế độ thủ trưởng.
Trưởng ban Tiếp công dân trung ương được phân cấp ký những văn bản nào?
Căn cứ khoản 8 Điều 5 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Tiếp công dân trung ương ban hành kèm theo Quyết định 562/QĐ-TTCP năm 2024 quy định, Trưởng ban Tiếp công dân trung ương được phân cấp ký các văn bản sau đây:
(1) Hướng dẫn, trả lời công dân hoặc chuyển đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết;
+ Đôn đốc việc giải quyết các vụ việc do Thanh tra Chính phủ chuyển đơn và yêu cầu giải quyết; hướng dẫn, trao đổi nghiệp vụ công tác tiếp dân, xử lý đơn với Thanh tra các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn trong cả nước;
+ Cử tổ công tác hoặc công chức của Ban tham gia phối hợp tiếp công dân, đối thoại với công dân, xử lý vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp tại địa phương; chủ động nắm tình hình để báo cáo, đề xuất với Tổng Thanh tra Chính phủ biện pháp xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đông người, phức tạp đã tiếp nhận.
(2) Văn bản trong quản lý, điều hành nội bộ của Ban.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp các mẫu báo cáo trong Đại hội Đoàn các cấp mới nhất theo quy định? Chương trình Đại hội đoàn các cấp gồm những gì?
- NFC là gì trên điện thoại? NFC sinh trắc học là gì? Điện thoại không hỗ trợ NFC thì phải làm sao?
- Mẫu phiếu giới thiệu nhân sự lần đầu tham gia cấp ủy, Ban thường vụ, Bí thư, Phó bí thư cấp ủy?
- Vị trí quét NFC trên điện thoại để xác thực sinh trắc học ngân hàng? Cách tìm vị trí quét NFC trên điện thoại?
- Meta AI là gì? Hướng dẫn cách sử dụng Meta AI? Nhiệm vụ của doanh nghiệp trong triển khai Chiến lược AI?