Ban Thường vụ Hội Rối loạn đông máu Việt Nam gồm những ai? Các cuộc họp của Ban Thường vụ Hội được xem là hợp lệ khi nào?
Ban Thường vụ Hội Rối loạn đông máu Việt Nam gồm những ai?
Ban Thường vụ Hội Rối loạn đông máu Việt Nam được quy định tại khoản 1 Điều 15 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Rối loạn đông máu Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 938/QĐ-BNV năm 2013 như sau:
Ban Thường vụ
1. Ban Thường vụ là cơ quan thường trực của Ban Chấp hành, gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Tổng thư ký và các ủy viên, số lượng ủy viên của Ban Thường vụ không quá 1/2 (một phần hai) tổng số ủy viên Ban Chấp hành. Cơ cấu, tiêu chuẩn ủy viên Ban Thường vụ do Ban Chấp hành quyết định. Nhiệm kỳ của Ban Thường vụ cùng với nhiệm kỳ Đại hội.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Thường vụ:
a) Giúp Ban Chấp hành triển khai thực hiện nghị quyết Đại hội, Điều lệ Hội; tổ chức thực hiện nghị quyết, quyết định của Ban Chấp hành; lãnh đạo hoạt động của Hội giữa hai kỳ họp Ban Chấp hành;
b) Chuẩn bị nội dung và quyết định triệu tập họp Ban Chấp hành;
c) Quyết định kết nạp và cho hội viên ra khỏi Hội; phát hành thẻ hội viên;
d) Lập kế hoạch, báo cáo hoạt động của Hội theo quy định của Ban Chấp hành;
...
Như vậy, theo quy định, Ban Thường vụ Hội Rối loạn đông máu Việt Nam gồm:
- Chủ tịch;
- Các Phó Chủ tịch;
- Tổng thư ký;
- Các ủy viên.
Lưu ý: Số lượng ủy viên của Ban Thường vụ không quá 1/2 (một phần hai) tổng số ủy viên Ban Chấp hành.
Ban Thường vụ Hội Rối loạn đông máu Việt Nam gồm những ai? (Hình từ Internet)
Các cuộc họp của Ban Thường vụ Hội Rối loạn đông máu Việt Nam được xem là hợp lệ khi nào?
Các cuộc họp của Ban Thường vụ Hội được quy định tại khoản 3 Điều 15 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Rối loạn đông máu Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 938/QĐ-BNV năm 2013 như sau:
Ban Thường vụ
...
3. Nguyên tắc hoạt động của Ban Thường vụ:
a) Ban Thường vụ hoạt động theo Quy chế do Ban Chấp hành ban hành, tuân thủ quy định của pháp luật và Điều lệ Hội;
b) Ban Thường vụ họp ít nhất một năm hai lần, khi cần thiết có thể họp bất thường theo đề nghị của Chủ tịch hoặc Tổng thư ký. Trong trường hợp đặc biệt, có lý do chính đáng các thành viên Ban Chấp hành không trực tiếp đến dự họp được có thể tham gia cuộc họp thông qua điện thoại hoặc internet trực tuyến;
c) Các cuộc họp của Ban Thường vụ là hợp lệ khi có trên 1/2 (một phần hai) tổng số ủy viên tham gia dự họp. Ban Thường vụ có thể biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín. Việc quy định hình thức biểu quyết do Ban Thường vụ quyết định;
d) Các nghị quyết, quyết định của Ban Thường vụ được thông qua khi có trên 1/2 (một phần hai) tổng số ủy viên Ban Thường vụ tham gia biểu quyết tán thành.
Như vậy, theo quy định, các cuộc họp của Ban Thường vụ Hội Rối loạn đông máu Việt Nam được xem là hợp lệ khi có trên 1/2 (một phần hai) tổng số ủy viên tham gia dự họp.
Ban Thường vụ có thể biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín. Việc quy định hình thức biểu quyết do Ban Thường vụ quyết định.
Ban Thường vụ Hội Rối loạn đông máu Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Thường vụ Hội được quy định tại khoản 2 Điều 15 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Rối loạn đông máu Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 938/QĐ-BNV năm 2013 như sau:
Ban Thường vụ
...
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Thường vụ:
a) Giúp Ban Chấp hành triển khai thực hiện nghị quyết Đại hội, Điều lệ Hội; tổ chức thực hiện nghị quyết, quyết định của Ban Chấp hành; lãnh đạo hoạt động của Hội giữa hai kỳ họp Ban Chấp hành;
b) Chuẩn bị nội dung và quyết định triệu tập họp Ban Chấp hành;
c) Quyết định kết nạp và cho hội viên ra khỏi Hội; phát hành thẻ hội viên;
d) Lập kế hoạch, báo cáo hoạt động của Hội theo quy định của Ban Chấp hành;
đ) Quyết định thành lập các ban chuyên môn, các tổ chức có tư cách pháp nhân thuộc Hội. Việc thành lập các tổ chức có tư cách pháp nhân thực hiện theo quy định của pháp luật;
e) Quy định trình tự, thủ tục, tiêu chuẩn thành lập Chi hội; quyết định việc thành lập Chi hội và công nhận Ban Chấp hành của các Chi hội;
g) Ban hành các quy định, quy chế tổ chức, hoạt động và quản lý các tổ chức thuộc Hội trên cơ sở quy định của pháp luật và Điều lệ Hội;
h) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Điều lệ Hội.
3. Nguyên tắc hoạt động của Ban Thường vụ:
a) Ban Thường vụ hoạt động theo Quy chế do Ban Chấp hành ban hành, tuân thủ quy định của pháp luật và Điều lệ Hội;
...
Như vậy, theo quy định, Ban Thường vụ Hội Rối loạn đông máu Việt Nam có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
(1) Giúp Ban Chấp hành triển khai thực hiện nghị quyết Đại hội, Điều lệ Hội; tổ chức thực hiện nghị quyết, quyết định của Ban Chấp hành; lãnh đạo hoạt động của Hội giữa hai kỳ họp Ban Chấp hành;
(2) Chuẩn bị nội dung và quyết định triệu tập họp Ban Chấp hành;
(3) Quyết định kết nạp và cho hội viên ra khỏi Hội; phát hành thẻ hội viên;
(4) Lập kế hoạch, báo cáo hoạt động của Hội theo quy định của Ban Chấp hành;
(5) Quyết định thành lập các ban chuyên môn, các tổ chức có tư cách pháp nhân thuộc Hội.
Việc thành lập các tổ chức có tư cách pháp nhân thực hiện theo quy định của pháp luật;
(6) Quy định trình tự, thủ tục, tiêu chuẩn thành lập Chi hội; quyết định việc thành lập Chi hội và công nhận Ban Chấp hành của các Chi hội;
(7) Ban hành các quy định, quy chế tổ chức, hoạt động và quản lý các tổ chức thuộc Hội trên cơ sở quy định của pháp luật và Điều lệ Hội;
(8) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Điều lệ Hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?