Ban Thường vụ Hội Cựu giáo chức Việt Nam gồm có những thành phần nào? Trách nhiệm của Ban Thường vụ là gì?
Đại hội Hội Cựu giáo chức Việt Nam được tổ chức bao nhiêu lần? Và Đại hội có nhiệm vụ gì?
Theo Điều 13 Điều lệ Hội Cựu giáo chức Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 61/2004/QĐ-BNV có quy định thì:
Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu:
1. Đại hội là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Hội. Đại hội được tổ chức 5 năm 1 lần.
Đại hội được coi là hợp lệ khi có mặt hai phần ba (2/3) tổng số đại biểu chính thức được triệu tập.
2. Nhiệm vụ chính của Đại hội nhiệm kỳ:
- Thông qua Điều lệ (đối với Đại hội thành lập), hoặc đề nghị sửa đổi Điều lệ.
- Thảo luận Báo cáo tổng kết và phương hướng nhiệm vụ hoạt động của Hội.
- Thảo luận góp ý báo cáo kiểm điểm nhiệm kỳ của Ban Chấp hành và Ban Kiểm tra.
- Thảo luận và phê duyệt quyết toán nhiệm kỳ cũ và kế hoạch tài chính nhiệm kỳ mới của Hội.
- Bầu cử Ban Chấp hành và Ban Kiểm tra.
- Suy tôn Chủ tịch danh dự của Hội.
- Thảo luận và thông qua Nghị quyết của Đại hội.
3. Nhiệm vụ chính của Hội nghị toàn thể hàng năm:
- Thảo luận báo cáo tổng kết năm cũ và kế hoạch công tác năm mới của Hội.
- Thảo luận và phê duyệt quyết toán năm cũ và kế hoạch tài chính năm mới của Hội.
- Thảo luận và biểu quyết các vấn đề do Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra hoặc hội viên đề xuất.
4. Ban Chấp hành có thể triệu tập Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu bất thường để giải quyết những vấn đề cấp bách của Hội, theo đề nghị của Chủ tịch Ban Chấp hành Hội hoặc trên 50% tổng số Ủy viên Ban Chấp hành, hoặc khi có 2/3 số hội viên yêu cầu, hoặc khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu theo quy định của pháp luật.
5. Thư triệu tập Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu phải nêu rõ chương trình nghị sự và gửi đến tất cả hội viên ít nhất 2 tuần trước ngày họp.
6. Nguyên tắc biểu quyết tại Đại hội.
- Đại hội có thể biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín. Việc quy định hình thức biểu quyết do Đại hội quyết định.
- Việc biểu quyết thông qua các quyết định của Đại hội phải được quá một phần hai (1/2) đại biểu chính thức có mặt tán thành.
Theo đó, Đại hội Hội Cựu giáo chức Việt Nam là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Hội. Đại hội được tổ chức 5 năm 1 lần.
Nhiệm vụ chính của Đại hội Hội Cựu giáo chức Việt Nam nhiệm kỳ:
- Thông qua Điều lệ (đối với Đại hội thành lập), hoặc đề nghị sửa đổi Điều lệ.
- Thảo luận Báo cáo tổng kết và phương hướng nhiệm vụ hoạt động của Hội.
- Thảo luận góp ý báo cáo kiểm điểm nhiệm kỳ của Ban Chấp hành và Ban Kiểm tra.
- Thảo luận và phê duyệt quyết toán nhiệm kỳ cũ và kế hoạch tài chính nhiệm kỳ mới của Hội.
- Bầu cử Ban Chấp hành và Ban Kiểm tra.
- Suy tôn Chủ tịch danh dự của Hội.
- Thảo luận và thông qua Nghị quyết của Đại hội.
Ban Thường vụ Hội Cựu giáo chức Việt Nam (Hình từ Internet)
Ban Chấp hành Hội Cựu giáo chức Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn ra sao?
Tại Điều 14 Điều lệ Hội Cựu giáo chức Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 61/2004/QĐ-BNV có nêu:
Ban Chấp hành.
1. Ban Chấp hành là cơ quan lãnh đạo cao nhất giữa 2 kỳ Đại hội.
2. Số lượng Ủy viên Ban Chấp hành do Đại hội quyết định, trong đó có Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Tổng Thư ký, Phó Tổng thư ký.
3. Ban Chấp hành hoạt động theo quy chế của Ban Chấp hành.
4. Ban Chấp hành họp ít nhất một lần trong một năm theo triệu tập của Chủ tịch Ban Chấp hành. Các phiên họp Ban Chấp hành được coi là hợp lệ khi có mặt hai phần ba (2/3) tổng số Ủy viên Ban Chấp hành.
5. Các quyết định và nghị quyết của Ban Chấp hành được thông qua bằng biểu quyết và chỉ có hiệu lực khi có trên 50% tổng số Ủy viên Ban Chấp hành dự họp tán thành. Nếu số phiếu thuận và không thuận là ngang nhau, bên nào có ý kiến của Chủ tịch Ban Chấp hành sẽ được chấp thuận.
6. Ban Chấp hành có nhiệm vụ và quyền hạn:
- Quyết định các biện pháp thực hiện nghị quyết của Đại hội.
- Quyết định kế hoạch chương trình công tác hàng năm hoặc giữa các kỳ họp của Ban Chấp hành.
- Thông qua kế hoạch và quyết toán tài chính nhiệm kỳ và hàng năm của Hội do Tổng thư ký đệ trình để trình ra Hội nghị toàn thể hoặc Đại hội toàn thể.
- Giải quyết các vấn đề phát sinh giữa các kỳ Đại hội.
- Chuẩn bị nội dung, chương trình nghị sự và các tài liệu trình Đại hội (kể cả Đại hội bất thường) và Hội nghị toàn thể hàng năm.
- Quy định cụ thể các nguyên tắc, chế độ quản lý, quy chế sử dụng tài chính của Hội, quy chế tổ chức và hoạt động của Văn phòng Hội.
- Phê duyệt các tổ chức được thành lập theo Điều lệ này.
- Bầu cử và bãi miễn bằng phiếu kín các chức danh lãnh đạo Hội: Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký, các Ủy viên Thường vụ Ban Chấp hành Hội, Trưởng Ban Kiểm tra.
- Bổ nhiệm và miễn nhiệm các chức danh lãnh đạo các cơ quan do Hội thành lập.
- Quyết định kết nạp, bãi miễn tư cách các hội viên.
- Quyết định triệu tập Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu.
Như vậy, Ban Chấp hành Hội Cựu giáo chức Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
- Quyết định các biện pháp thực hiện nghị quyết của Đại hội.
- Quyết định kế hoạch chương trình công tác hàng năm hoặc giữa các kỳ họp của Ban Chấp hành.
- Thông qua kế hoạch và quyết toán tài chính nhiệm kỳ và hàng năm của Hội do Tổng thư ký đệ trình để trình ra Hội nghị toàn thể hoặc Đại hội toàn thể.
- Giải quyết các vấn đề phát sinh giữa các kỳ Đại hội.
- Chuẩn bị nội dung, chương trình nghị sự và các tài liệu trình Đại hội (kể cả Đại hội bất thường) và Hội nghị toàn thể hàng năm.
- Quy định cụ thể các nguyên tắc, chế độ quản lý, quy chế sử dụng tài chính của Hội, quy chế tổ chức và hoạt động của Văn phòng Hội.
- Phê duyệt các tổ chức được thành lập theo Điều lệ này.
- Bầu cử và bãi miễn bằng phiếu kín các chức danh lãnh đạo Hội: Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký, các Ủy viên Thường vụ Ban Chấp hành Hội, Trưởng Ban Kiểm tra.
- Bổ nhiệm và miễn nhiệm các chức danh lãnh đạo các cơ quan do Hội thành lập.
- Quyết định kết nạp, bãi miễn tư cách các hội viên.
- Quyết định triệu tập Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu.
Ban Thường vụ Hội Cựu giáo chức Việt Nam gồm có những ai? Ban Thường vụ có trách nhiệm như thế nào?
Theo Điều 15 Điều lệ Hội Cựu giáo chức Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 61/2004/QĐ-BNV quy định:
Ban Thường vụ:
1. Ban Thường vụ Hội Cựu giáo chức Việt Nam gồm có: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Tổng thư ký, Phó Tổng thư ký và một số Ủy viên.
2. Ban Thường vụ Hội có trách nhiệm thay mặt Ban Chấp hành chuẩn bị nội dung các kỳ họp Ban Chấp hành và chỉ đạo thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành; điều hành các hoạt động giữa hai kỳ họp Ban Chấp hành; báo cáo hoạt động của Ban Thường vụ tại hội nghị thường kỳ của Ban Chấp hành.
3. Ban Thường vụ Trung ương Hội cử ra Ban Thường trực gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, một số Ủy viên Thường vụ để điều hành công việc giữa các kỳ họp của Ban Thường vụ.
4. Hội nghị
Theo đó, Ban Thường vụ Hội Cựu giáo chức Việt Nam gồm có:
- Chủ tịch,
- Các Phó Chủ tịch,
- Tổng thư ký,
- Phó Tổng thư ký,
- Một số Ủy viên.
Và có trách nhiệm thay mặt Ban Chấp hành chuẩn bị nội dung các kỳ họp Ban Chấp hành và chỉ đạo thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành; điều hành các hoạt động giữa hai kỳ họp Ban Chấp hành; báo cáo hoạt động của Ban Thường vụ tại hội nghị thường kỳ của Ban Chấp hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?
- Điều kiện kinh doanh thiết bị y tế loại A là gì? Thiết bị y tế được phân loại theo quy định hiện nay thế nào?
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?