Ban Thường trực Trung ương Hội Luật gia Việt Nam bao gồm những ai? Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban?
Ban Thường trực Trung ương Hội Luật gia Việt Nam bao gồm những ai? Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban?
Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Thường trực Trung ương Hội theo Điều 18 Điều lệ Hội Luật gia Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 770/QĐ-TTg năm 2020 như sau:
- Ban Thường trực Trung ương Hội gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch chuyên trách, Tổng Thư ký.
- Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thường trực Trung ương Hội:
+ Giúp Ban Thường vụ điều hành công việc giữa hai kỳ họp Ban Thường vụ và xử lý công việc hàng ngày của Hội;
+ Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thường vụ khi được Ban Thường vụ ủy quyền;
+ Chuẩn bị các nội dung hội nghị Ban Thường vụ;
+ Thực hiện chế độ chính sách đối với những người làm việc tại Hội phù hợp với quy định của pháp luật;
+ Quản lý cơ quan Trung ương Hội theo quy định của pháp luật, Điều lệ này và Quy chế của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Trung ương Hội.
Ban Thường trực Trung ương Hội Luật gia Việt Nam (Hình từ Internet)
Tổng Thư ký giúp việc Ban Thường trực Trung ương Hội điều hành công việc của cơ quan Trung ương Hội, có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng Thư ký giúp việc Ban Thường trực Trung ương Hội điều hành công việc của cơ quan Trung ương Hội theo Điều 20 Điều lệ Hội Luật gia Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 770/QĐ-TTg năm 2020 như sau:
Tổng Thư ký
1. Tổng Thư ký do Ban Chấp hành Trung ương Hội bầu trong số các Ủy viên Ban Thường vụ Hội, hoạt động chuyên trách.
2. Tổng Thư ký giúp việc Ban Thường trực Trung ương Hội điều hành công việc của cơ quan Trung ương Hội, có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
a) Đại diện cho Hội theo sự phân công của Chủ tịch Hội trong quan hệ giao dịch hàng ngày;
b) Chỉ đạo việc phối hợp hoạt động của Văn phòng và các tổ chức chuyên môn của Hội;
c) Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của Hội; theo dõi, tổng hợp tình hình hoạt động của Hội và chuẩn bị báo cáo của Hội trước Ban Thường vụ và Ban Chấp hành Trung ương Hội;
d) Tổ chức xây dựng các quy chế, quy định khác của Hội trình Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Ban Thường trực;
đ) Quản lý, theo dõi các hồ sơ, tài liệu về tổ chức, hoạt động của Hội;
e) Thực hiện nhiệm vụ khác do Chủ tịch Hội phân công.
3. Giúp việc Tổng Thư ký có Phó Tổng Thư ký.
Theo đó, Tổng Thư ký giúp việc Ban Thường trực Trung ương Hội điều hành công việc của cơ quan Trung ương Hội, có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Đại diện cho Hội theo sự phân công của Chủ tịch Hội trong quan hệ giao dịch hàng ngày;
- Chỉ đạo việc phối hợp hoạt động của Văn phòng và các tổ chức chuyên môn của Hội;
- Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của Hội; theo dõi, tổng hợp tình hình hoạt động của Hội và chuẩn bị báo cáo của Hội trước Ban Thường vụ và Ban Chấp hành Trung ương Hội;
- Tổ chức xây dựng các quy chế, quy định khác của Hội trình Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Ban Thường trực;
- Quản lý, theo dõi các hồ sơ, tài liệu về tổ chức, hoạt động của Hội;
- Thực hiện nhiệm vụ khác do Chủ tịch Hội phân công.
Quyền hạn của Hội Luật gia Việt Nam?
Quyền hạn của Hội Luật gia Việt Nam theo Điều 6 Điều lệ Hội Luật gia Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 770/QĐ-TTg năm 2020 quy định cụ thể như sau:
- Tuyên truyền rộng rãi tôn chỉ, mục đích, nhiệm vụ của Hội.
- Đại diện cho hội viên trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Hội; kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các vấn đề liên quan tới sự phát triển Hội và lĩnh vực hoạt động của Hội; về xây dựng và thi hành pháp luật và những vấn đề khác có liên quan.
- Phản ánh tâm tư nguyện vọng của giới luật gia Việt Nam với Đảng, Nhà nước; đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức pháp luật, đạo đức nghề nghiệp cho hội viên; động viên tinh thần và quan tâm đến lợi ích của hội viên; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên; giải quyết khiếu nại, tố cáo của hội viên theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hội.
- Cung cấp dịch vụ về các vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật.
- Thành lập tổ chức, đơn vị thuộc Hội theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hội.
- Được gây quỹ Hội trên cơ sở hội phí của hội viên và các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
- Được nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
- Được gia nhập các tổ chức quốc tế tương ứng và ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu quan điểm chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền thế nào?
- Mẫu bảng thanh toán tiền thưởng theo Thông tư 200 và Thông tư 133 mới nhất? Hướng dẫn ghi bảng thanh toán tiền thưởng?
- Thuế quan là gì? Quyết định và công bố lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu được quy định thế nào?
- Mẫu bản tự nhận xét đánh giá của cán bộ công chức mới nhất? Mục đích của việc đánh giá cán bộ công chức là gì?
- Quỹ Hỗ trợ nông dân là Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách? Chế độ báo cáo của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào?