Ban Thường trực Hội Luật gia cấp tỉnh có Ủy viên Thư ký không? Ủy viên Thư ký có nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Ban Thường trực Hội Luật gia cấp tỉnh có Ủy viên Thư ký không?
Ban Thường trực Hội Luật gia cấp tỉnh có Ủy viên Thư ký không, thì theo Điều 26 Điều lệ Hội Luật gia Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 770/QĐ-TTg năm 2020 quy định như sau:
Ban Thường trực Hội Luật gia cấp tỉnh, cấp huyện
1. Ban Thường trực Hội Luật gia cấp tỉnh, cấp huyện gồm: Chủ tịch, một số Phó Chủ tịch, Ủy viên Thư ký.
2. Ban Thường trực Hội Luật gia cấp tỉnh, cấp huyện có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thay mặt Ban Thường vụ điều hành công việc giữa hai kỳ họp Ban Thường vụ và xử lý công việc hàng ngày của cơ quan Hội;
b) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thường vụ khi được Ban Thường vụ ủy quyền;
c) Chuẩn bị các nội dung hội nghị Ban Thường vụ;
d) Lãnh đạo, quản lý toàn diện cơ quan Hội; thực hiện quyền, nghĩa vụ pháp nhân theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, Ban Thường trực Hội Luật gia cấp tỉnh có Ủy viên Thư ký.
Ban Thường trực Hội Luật gia cấp tỉnh (Hình từ Internet)
Ủy viên Thư ký Hội luật gia cấp tỉnh có nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy viên Thư ký Hội luật gia cấp tỉnh theo Điều 27 Điều lệ Hội Luật gia Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 770/QĐ-TTg năm 2020 quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Thư ký Hội luật gia cấp tỉnh, cấp huyện
1. Chủ tịch Hội Luật gia cấp tỉnh, cấp huyện là đại diện pháp nhân của Hội cùng cấp, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Hội.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch:
a) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo Quy chế hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội;
b) Chịu trách nhiệm trước cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập Hội, cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực hoạt động của Hội, trước Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội về mọi hoạt động của Hội. Chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của Hội theo quy định Điều lệ Hội, Nghị quyết Đại hội, nghị quyết, quyết định của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội;
c) Chỉ đạo chuẩn bị, triệu tập và chủ trì các cuộc họp của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ;
d) Thay mặt Ban Chấp hành, Ban Thường vụ ký các văn bản của Hội.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Chủ tịch:
Phó Chủ tịch giúp Chủ tịch chỉ đạo, điều hành công tác của Hội theo sự phân công của Chủ tịch; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch và trước pháp luật về lĩnh vực công việc được Chủ tịch phân công hoặc ủy quyền. Phó Chủ tịch thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo Quy chế hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội phù hợp với quy định của pháp luật và Điều lệ Hội Luật gia Việt Nam.
4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy viên Thư ký
a) Chỉ đạo việc phối hợp hoạt động của Văn phòng và các tổ chức chuyên môn của Hội;
b) Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của Hội; theo dõi, tổng hợp tình hình hoạt động của Hội và chuẩn bị báo cáo của Hội trước Ban Thường vụ và Ban Chấp hành;
c) Tổ chức xây dựng các quy chế hoạt động của Văn phòng, quy chế quản lý tài chính, tài sản và các quy chế khác của Hội;
d) Quản lý, theo dõi các hồ sơ, tài liệu về tổ chức, hoạt động của Hội;
đ) Thực hiện nhiệm vụ khác do Chủ tịch Hội phân công.
Theo đó, Ủy viên Thư ký Hội luật gia cấp tỉnh có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Chỉ đạo việc phối hợp hoạt động của Văn phòng và các tổ chức chuyên môn của Hội;
- Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của Hội; theo dõi, tổng hợp tình hình hoạt động của Hội và chuẩn bị báo cáo của Hội trước Ban Thường vụ và Ban Chấp hành;
- Tổ chức xây dựng các quy chế hoạt động của Văn phòng, quy chế quản lý tài chính, tài sản và các quy chế khác của Hội;
- Quản lý, theo dõi các hồ sơ, tài liệu về tổ chức, hoạt động của Hội;
- Thực hiện nhiệm vụ khác do Chủ tịch Hội phân công.
Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội Luật gia cấp tỉnh là cơ quan nào?
Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội Luật gia cấp tỉnh theo Điều 21 Điều lệ Hội Luật gia Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 770/QĐ-TTg năm 2020 quy định cụ thể:
Đại hội Hội Luật gia cấp tỉnh, Hội Luật gia cấp huyện, Chi hội Luật gia trực thuộc
1. Đại hội đại biểu hoặc Đại hội toàn thể hội viên là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội Luật gia cấp tỉnh, Hội Luật gia cấp huyện, Chi hội Luật gia trực thuộc; do Ban Chấp hành cùng cấp triệu tập theo nhiệm kỳ 5 năm.
Đại hội có thể được tổ chức bất thường khi có ít nhất 2/3 (hai phần ba) tổng số Ủy viên Ban Chấp hành hoặc có ít nhất 1/2 (một phần hai) tổng số hội viên đề nghị.
Đại hội được tổ chức hợp lệ khi có trên 2/3 (hai phần ba) số đại biểu được triệu tập có mặt.
2. Đại hội có nhiệm vụ sau đây:
a) Thảo luận báo cáo của Ban Chấp hành về kết quả thực hiện nghị quyết nhiệm kỳ vừa qua và quyết định phương hướng hoạt động của Hội, Chi hội Luật gia trực thuộc nhiệm kỳ tới;
b) Thảo luận, góp ý kiến vào báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành;
c) Bầu Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra với số lượng ủy viên do Đại hội quyết định;
d) Thông qua Nghị quyết Đại hội;
đ) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Điều lệ Hội.
3. Nghị quyết của Đại hội phải được quá 1/2 (một phần hai) số đại biểu được triệu tập có mặt tại Đại hội biểu quyết tán thành.
Theo đó, Đại hội đại biểu hoặc Đại hội toàn thể hội viên là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội Luật gia cấp tỉnh; do Ban Chấp hành cùng cấp triệu tập theo nhiệm kỳ 5 năm.
Bên cạnh đó, Đại hội có thể được tổ chức bất thường khi có ít nhất 2/3 (hai phần ba) tổng số Ủy viên Ban Chấp hành hoặc có ít nhất 1/2 (một phần hai) tổng số hội viên đề nghị.
Đại hội được tổ chức hợp lệ khi có trên 2/3 (hai phần ba) số đại biểu được triệu tập có mặt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn của giáo viên mần non cuối năm mới nhất?
- Xung đột pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật trong hoạt động hàng hải?
- Khi nào được quyền sa thải lao động nam có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo quy định?
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Báo cáo tài chính nhà nước phải được công khai trong thời hạn bao lâu?