Ban Thư ký Hội đồng Cạnh tranh được sử dụng con dấu của Hội đồng Cạnh tranh không? Ban Thư ký Hội đồng Cạnh tranh làm việc theo chế độ nào?
Ban Thư ký Hội đồng Cạnh tranh được sử dụng con dấu của Hội đồng cạnh tranh không?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 1 Quyết định 3864/QĐ-BCT năm 2013, có quy định về vị trí và chức năng như sau:
Vị trí và chức năng
1. Ban Thư ký Hội đồng Cạnh tranh (sau đây gọi tắt là Ban Thư ký) là cơ quan thuộc Bộ Công Thương, có chức năng tham mưu, giúp việc Bộ trưởng Bộ Công Thương và Hội đồng Cạnh tranh trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Cạnh tranh và theo phân công của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
2. Ban Thư ký Hội đồng Cạnh tranh, theo ủy quyền của Chủ tịch Hội đồng Cạnh tranh, được sử dụng con dấu, tài khoản của Hội đồng Cạnh tranh.
Như vậy, theo quy định trên thì Ban Thư ký Hội đồng Cạnh tranh được sử dụng con dấu của Hội đồng Cạnh tranh.
Ban Thư ký Hội đồng Cạnh tranh (Hình từ Internet)
Ban Thư ký Hội đồng Cạnh tranh có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong việc thực hiện công việc văn phòng phục vụ hoạt động của Hội đồng Cạnh tranh?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 2 Quyết định 3864/QĐ-BCT năm 2013, có quy định về nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn
…
3. Thực hiện công việc văn phòng phục vụ hoạt động của Hội đồng Cạnh tranh:
a) Giúp Chủ tịch Hội đồng Cạnh tranh xây dựng, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác và tổ chức các cuộc họp định kỳ, đột xuất của Hội đồng Cạnh tranh; xây dựng quy chế, nội quy của Hội đồng Cạnh tranh để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Thông báo kết luận của Chủ tịch Hội đồng Cạnh tranh tại các cuộc họp, hội nghị của Hội đồng Cạnh tranh;
c) Lập báo cáo (định kỳ hoặc đột xuất) về hoạt động, thực hiện nhiệm vụ công tác của Hội đồng Cạnh tranh theo quy định của pháp luật và yêu cầu của cơ quan, tổ chức có liên quan;
d) Tổ chức thu thập, xử lý thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ hoạt động của Hội đồng Cạnh tranh; thực hiện công tác nghiên cứu khoa học, các đề án theo yêu cầu của Hội đồng Cạnh tranh;
đ) Giúp Hội đồng Cạnh tranh thực hiện công tác đối ngoại, hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật và yêu cầu của Hội đồng Cạnh tranh;
e) Thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ, sử dụng và quản lý con dấu; thực hiện chính sách, chế độ cho các thành viên của Hội đồng theo quy định của pháp luật; giúp Hội đồng quản lý kinh phí, tài sản, cơ sở vật chất, phương tiện làm việc của Hội đồng theo quy định của pháp luật;
g) Tham gia việc xây dựng quy định đối với hoạt động xử lý vụ việc cạnh tranh, giải quyết khiếu nại và tố tụng hành chính về vụ việc cạnh tranh;
h) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Công Thương hoặc Chủ tịch Hội đồng Cạnh tranh giao.
Theo đó, trong việc thực hiện công việc văn phòng phục vụ hoạt động của Hội đồng Cạnh tranh thì Ban Thư ký Hội đồng Cạnh tranh có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Giúp Chủ tịch Hội đồng Cạnh tranh xây dựng, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác và tổ chức các cuộc họp định kỳ, đột xuất của Hội đồng Cạnh tranh; xây dựng quy chế, nội quy của Hội đồng Cạnh tranh để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Thông báo kết luận của Chủ tịch Hội đồng Cạnh tranh tại các cuộc họp, hội nghị của Hội đồng Cạnh tranh;
- Lập báo cáo (định kỳ hoặc đột xuất) về hoạt động, thực hiện nhiệm vụ công tác của Hội đồng Cạnh tranh theo quy định của pháp luật và yêu cầu của cơ quan, tổ chức có liên quan;
- Tổ chức thu thập, xử lý thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ hoạt động của Hội đồng Cạnh tranh; thực hiện công tác nghiên cứu khoa học, các đề án theo yêu cầu của Hội đồng Cạnh tranh;
- Giúp Hội đồng Cạnh tranh thực hiện công tác đối ngoại, hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật và yêu cầu của Hội đồng Cạnh tranh;
- Thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ, sử dụng và quản lý con dấu; thực hiện chính sách, chế độ cho các thành viên của Hội đồng theo quy định của pháp luật; giúp Hội đồng quản lý kinh phí, tài sản, cơ sở vật chất, phương tiện làm việc của Hội đồng theo quy định của pháp luật;
- Tham gia việc xây dựng quy định đối với hoạt động xử lý vụ việc cạnh tranh, giải quyết khiếu nại và tố tụng hành chính về vụ việc cạnh tranh;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Công Thương hoặc Chủ tịch Hội đồng Cạnh tranh giao.
Ban Thư ký Hội đồng Cạnh tranh làm việc theo chế độ nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 3 Quyết định 3864/QĐ-BCT năm 2013, có quy định về tổ chức, biên chế và chế độ làm việc như sau:
Tổ chức, biên chế và chế độ làm việc
1. Ban Thư ký có Trưởng Ban và các Phó Trưởng Ban do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật theo quy định của pháp luật.
2. Ban Thư ký làm việc theo chế độ thủ trưởng. Trưởng Ban chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Công Thương, Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh về các nhiệm vụ, quy định tại Điều 2, về các hoạt động của Ban và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
a) Tổ chức bộ máy làm việc, chỉ đạo thực hiện và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về các mặt công tác của Ban Thư ký; phân công công việc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của các Phó trưởng Ban và công chức, viên chức của Ban Thư ký;
b) Báo cáo sơ kết, tổng kết việc thực hiện nhiệm vụ của Ban Thư ký;
c) Ban hành các nội quy, quy định tổ chức hoạt động của Ban Thư ký; quản lý công chức, viên chức của Ban Thư ký; tổ chức thực hiện các quy định, quy chế làm việc của Bộ Công Thương, quy chế hoạt động của Hội đồng Cạnh tranh, Cơ quan Bộ; quản lý kinh phí, tài sản, cơ sở vật chất, phương tiện làm việc của Hội đồng cạnh tranh theo quy định của pháp luật;
3. Biên chế và chế độ quản lý cán bộ, công chức của Ban Thư ký do Bộ Công Thương quy định và thực hiện theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ, công chức do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành.
Như vậy, theo quy định trên thì Ban Thư ký Hội đồng Cạnh tranh làm việc theo chế độ thủ trưởng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?