Ban Thư ký Hội đồng Cạnh tranh có chức năng gì? Ban Thư ký Hội đồng Cạnh tranh giúp Hội đồng Cạnh tranh tổ chức xử lý vụ việc cạnh tranh những nội dung gì?
Ban Thư ký Hội đồng Cạnh tranh có chức năng gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 1 Quyết định 3864/QĐ-BCT năm 2013, có quy định về vị trí và chức năng như sau:
Vị trí và chức năng
1. Ban Thư ký Hội đồng Cạnh tranh (sau đây gọi tắt là Ban Thư ký) là cơ quan thuộc Bộ Công Thương, có chức năng tham mưu, giúp việc Bộ trưởng Bộ Công Thương và Hội đồng Cạnh tranh trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Cạnh tranh và theo phân công của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
2. Ban Thư ký Hội đồng Cạnh tranh, theo ủy quyền của Chủ tịch Hội đồng Cạnh tranh, được sử dụng con dấu, tài khoản của Hội đồng Cạnh tranh.
Như vậy, theo quy định trên thì Ban Thư ký Hội đồng Cạnh tranh có chức năng tham mưu, giúp việc Bộ trưởng Bộ Công Thương và Hội đồng Cạnh tranh trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Cạnh tranh và theo phân công của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
Ban Thư ký Hội đồng Cạnh tranh (Hình từ Internet)
Ban Thư ký Hội đồng Cạnh tranh giúp Hội đồng Cạnh tranh tổ chức xử lý vụ việc cạnh tranh những nội dung gì?
Căn cứ tại Điều 2 Quyết định 3864/QĐ-BCT năm 2013, có quy định về nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn
1. Giúp Hội đồng Cạnh tranh tổ chức xử lý vụ việc cạnh tranh:
a) Tiếp nhận và bảo quản báo cáo điều tra, hồ sơ vụ việc hạn chế cạnh tranh theo ủy quyền của Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh và quy định của pháp luật. Đề xuất với Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh việc tiếp nhận hồ sơ hợp lệ hoặc trả lại hồ sơ không hợp lệ;
b) Đề xuất Chủ tịch Hội đồng Cạnh tranh quy định thành lập Hội đồng Xử lý vụ việc cạnh tranh và Thư ký phiên điều trần;
c) Đề xuất Chủ tịch Hội đồng Cạnh tranh lựa chọn, thuê chuyên gia tư vấn cho Hội đồng Xử lý vụ việc cạnh tranh trong trường hợp cần thiết;
d) Tổ chức để các bên liên quan tiếp cận, nghiên cứu hồ sơ vụ việc cạnh tranh trong quá trình tố tụng và quản lý, giám sát việc tiếp cận hồ sơ vụ việc cạnh tranh theo chỉ đạo hoặc ủy quyền của Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh;
đ) Thực hiện chức năng Thư ký phiên điều trần khi được Chủ tịch Hội đồng Cạnh tranh giao;
e) Chuẩn bị, thực hiện công tác hậu cần, thông tin, cơ sở dữ liệu, tài liệu, các báo cáo nghiên cứu khoa học cho hoạt động của Hội đồng Xử lý vụ việc cạnh tranh theo yêu cầu của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh;
g) Giúp Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh tống đạt quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh đến các tổ chức, cá nhân có liên quan và giúp Chủ tọa phiên điều trần soạn thảo văn bản giải thích quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh hoặc Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh đưa ra.
…
Như vậy, theo quy định trên thì Ban Thư ký Hội đồng Cạnh tranh giúp Hội đồng Cạnh tranh tổ chức xử lý vụ việc cạnh tranh những nội dung sau:
- Tiếp nhận và bảo quản báo cáo điều tra, hồ sơ vụ việc hạn chế cạnh tranh theo ủy quyền của Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh và quy định của pháp luật. Đề xuất với Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh việc tiếp nhận hồ sơ hợp lệ hoặc trả lại hồ sơ không hợp lệ;
- Đề xuất Chủ tịch Hội đồng Cạnh tranh quy định thành lập Hội đồng Xử lý vụ việc cạnh tranh và Thư ký phiên điều trần;
- Đề xuất Chủ tịch Hội đồng Cạnh tranh lựa chọn, thuê chuyên gia tư vấn cho Hội đồng Xử lý vụ việc cạnh tranh trong trường hợp cần thiết;
- Tổ chức để các bên liên quan tiếp cận, nghiên cứu hồ sơ vụ việc cạnh tranh trong quá trình tố tụng và quản lý, giám sát việc tiếp cận hồ sơ vụ việc cạnh tranh theo chỉ đạo hoặc ủy quyền của Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh;
- Thực hiện chức năng Thư ký phiên điều trần khi được Chủ tịch Hội đồng Cạnh tranh giao;
- Chuẩn bị, thực hiện công tác hậu cần, thông tin, cơ sở dữ liệu, tài liệu, các báo cáo nghiên cứu khoa học cho hoạt động của Hội đồng Xử lý vụ việc cạnh tranh theo yêu cầu của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh;
- Giúp Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh tống đạt quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh đến các tổ chức, cá nhân có liên quan và giúp Chủ tọa phiên điều trần soạn thảo văn bản giải thích quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh hoặc Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh đưa ra.
Ban Thư ký Hội đồng Cạnh tranh gồm những ai?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Quyết định 3864/QĐ-BCT năm 2013, có quy định về tổ chức, biên chế và chế độ làm việc như sau:
Tổ chức, biên chế và chế độ làm việc
1. Ban Thư ký có Trưởng Ban và các Phó Trưởng Ban do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật theo quy định của pháp luật.
2. Ban Thư ký làm việc theo chế độ thủ trưởng. Trưởng Ban chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Công Thương, Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh về các nhiệm vụ, quy định tại Điều 2, về các hoạt động của Ban và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
a) Tổ chức bộ máy làm việc, chỉ đạo thực hiện và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về các mặt công tác của Ban Thư ký; phân công công việc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của các Phó trưởng Ban và công chức, viên chức của Ban Thư ký;
b) Báo cáo sơ kết, tổng kết việc thực hiện nhiệm vụ của Ban Thư ký;
c) Ban hành các nội quy, quy định tổ chức hoạt động của Ban Thư ký; quản lý công chức, viên chức của Ban Thư ký; tổ chức thực hiện các quy định, quy chế làm việc của Bộ Công Thương, quy chế hoạt động của Hội đồng Cạnh tranh, Cơ quan Bộ; quản lý kinh phí, tài sản, cơ sở vật chất, phương tiện làm việc của Hội đồng cạnh tranh theo quy định của pháp luật;
3. Biên chế và chế độ quản lý cán bộ, công chức của Ban Thư ký do Bộ Công Thương quy định và thực hiện theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ, công chức do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành.
Như vậy, theo quy định trên thì Ban Thư ký Hội đồng Cạnh tranh gồm có Trưởng Ban và các Phó Trưởng Ban do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?