Ban thư ký của Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia do ai quyết định thành lập? Ban thư ký gồm những ai?
- Ban thư ký của Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia do ai quyết định thành lập? Ban thư ký gồm những ai?
- Bộ phận nào giúp Hội đồng xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện chương trình giám sát?
- Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, thành viên Hội đồng, Ban thư ký được hưởng các chế độ, chính sách như thế nào?
- Kinh phí hoạt động của Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia từ đâu?
Ban thư ký của Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia do ai quyết định thành lập? Ban thư ký gồm những ai?
Căn cứ theo Điều 27 Quy chế hoạt động của Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia Ban hành kèm theo Nghị quyết 929/2015/UBTVQH13 quy định về Ban thư ký của Hội đồng như sau:
Ban thư ký của Hội đồng
1. Ban thư ký của Hội đồng là bộ phận giúp việc của Hội đồng do Chủ tịch Hội đồng quyết định thành lập và quy định về nhiệm vụ, chế độ làm việc.
2. Ban thư ký gồm Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ Tòa án nhân dân tối cao là Trưởng ban và các thành viên là một số cán bộ, công chức của Vụ Tổ chức - Cán bộ, Ban Thanh tra Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án quân sự trung ương một số đơn vị khác của Tòa án nhân dân tối cao.
Theo quy định trên, Ban thư ký của Hội đồng là bộ phận giúp việc của Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia do Chủ tịch Hội đồng quyết định thành lập và quy định về nhiệm vụ, chế độ làm việc.
Ban thư ký Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia gồm:
- Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ Tòa án nhân dân tối cao là Trưởng ban;
- Và các thành viên là một số cán bộ, công chức của Vụ Tổ chức - Cán bộ, Ban Thanh tra Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án quân sự trung ương một số đơn vị khác của Tòa án nhân dân tối cao.
Thẩm phán quốc gia (Hình từ Internet)
Bộ phận nào giúp Hội đồng xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện chương trình giám sát?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 21 Quy chế hoạt động của Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia Ban hành kèm theo Nghị quyết 929/2015/UBTVQH13 quy định về Chương trình giám sát của Hội đồng như sau:
Chương trình giám sát của Hội đồng
1. Hội đồng quyết định chương trình giám sát định kỳ hàng quý, hàng năm, giám sát đột xuất theo đề nghị của thành viên Hội đồng hoặc theo yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền.
Căn cứ chương trình giám sát đã được thông qua, Hội đồng thông báo cho Tòa án, cơ quan, tổ chức có liên quan biết.
Hội đồng phân công thành viên Hội đồng thực hiện các nội dung trong chương trình và báo cáo kết quả với Hội đồng.
2. Ban thư ký giúp Hội đồng xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện chương trình giám sát.
Theo đó, Ban thư ký giúp Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện chương trình giám sát.
Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, thành viên Hội đồng, Ban thư ký được hưởng các chế độ, chính sách như thế nào?
Căn cứ theo Điều 29 Quy chế hoạt động của Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia Ban hành kèm theo Nghị quyết 929/2015/UBTVQH13 quy định như sau:
Chế độ, chính sách của các thành viên Hội đồng, Ban thư ký
Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, thành viên Hội đồng, Ban thư ký được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
Như vậy, khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, thành viên Ban thư ký Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
Kinh phí hoạt động của Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia từ đâu?
Căn cứ theo Điều 28 Quy chế hoạt động của Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia Ban hành kèm theo Nghị quyết 929/2015/UBTVQH13 quy định như sau:
Kinh phí hoạt động của Hội đồng
1. Kinh phí hoạt động của Hội đồng do ngân sách Nhà nước bảo đảm, là một mục chi trong dự toán ngân sách hoạt động của Tòa án nhân dân. Tòa án nhân dân tối cao chịu trách nhiệm quản lý và thực hiện kinh phí hoạt động của Hội đồng.
2. Chủ tịch Hội đồng chỉ đạo thực hiện và chịu trách nhiệm về việc sử dụng kinh phí hoạt động của Hội đồng theo quy định của pháp luật.
Theo đó, kinh phí hoạt động của Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia do ngân sách Nhà nước bảo đảm, là một mục chi trong dự toán ngân sách hoạt động của Tòa án nhân dân. Tòa án nhân dân tối cao chịu trách nhiệm quản lý và thực hiện kinh phí hoạt động của Hội đồng.
Chủ tịch Hội đồng chỉ đạo thực hiện và chịu trách nhiệm về việc sử dụng kinh phí hoạt động của Hội đồng theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ, thủ tục xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức? Đảng viên dự bị có được biểu quyết không?
- Giá hợp đồng trọn gói là gì? Giá hợp đồng trọn gói được áp dụng cho các gói thầu xây dựng nào?
- Mẫu sổ tiếp nhận lưu trú mới nhất là mẫu nào? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng trong trường hợp nào?
- Tạm ngừng xuất khẩu là biện pháp áp dụng đối với hàng hóa từ đâu đến đâu theo quy định pháp luật?
- Người dân có được soát người, khám xét người khác khi nghi bị lấy cắp đồ không? Có bị truy cứu TNHS?