Ban thanh tra nhân dân ở phường được tổ chức như thế nào và nhiệm kỳ của Ban thanh tra là bao nhiêu năm?
Ban thanh tra nhân dân ở phường được tổ chức như thế nào và nhiệm kỳ của Ban thanh tra là bao nhiêu năm?
Tại Điều 6 Nghị định 159/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Tổ chức Ban thanh tra nhân dân
1. Tổ chức Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn được thực hiện theo quy định tại Điều 68 Luật thanh tra.
2. Thành viên Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn do Hội nghị nhân dân hoặc Hội nghị đại biểu nhân dân tại thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố bầu.
3. Ban thanh tra nhân dân có Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các thành viên. Trưởng ban chịu trách nhiệm chung về hoạt động của Ban thanh tra nhân dân. Phó Trưởng ban có trách nhiệm giúp Trưởng ban thực hiện nhiệm vụ. Các thành viên khác thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng ban.
4. Nhiệm kỳ của Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn là hai năm.
Theo đó, tổ chức Ban thanh tra nhân dân ở phường được thực hiện theo quy định tại Điều 68 Luật Thanh tra 2010 quy định cụ thể:
Tổ chức Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn
1. Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn do Hội nghị nhân dân hoặc Hội nghị đại biểu nhân dân tại thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố bầu.
Căn cứ vào địa bàn và số lượng dân cư, mỗi Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn có từ 05 đến 11 thành viên.
Thành viên Ban thanh tra nhân dân không phải là người đương nhiệm trong Ủy ban nhân dân cấp xã.
Nhiệm kỳ của Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn là 02 năm.
2. Trong nhiệm kỳ, thành viên Ban thanh tra nhân dân không hoàn thành nhiệm vụ hoặc không còn được nhân dân tín nhiệm thì Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn đề nghị Hội nghị nhân dân hoặc Hội nghị đại biểu nhân dân đã bầu ra thành viên đó bãi nhiệm và bầu người khác thay thế.
- Thành viên Ban thanh tra nhân dân ở phường do Hội nghị nhân dân hoặc Hội nghị đại biểu nhân dân tại tổ dân phố bầu.
- Ban thanh tra nhân dân có Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các thành viên.
Trưởng ban chịu trách nhiệm chung về hoạt động của Ban thanh tra nhân dân. Phó Trưởng ban có trách nhiệm giúp Trưởng ban thực hiện nhiệm vụ. Các thành viên khác thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng ban.
- Nhiệm kỳ của Ban thanh tra nhân dân ở phường là 02 năm.
Ban thanh tra nhân dân ở phường (Hình từ Internet)
Ban thanh tra nhân dân ở phường được công nhận khi nào?
Căn cứ Điều 9 Nghị định 159/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Công nhận Ban thanh tra nhân dân
Chậm nhất là 5 ngày kể từ ngày bầu xong thành viên Ban thanh tra nhân dân, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn tổ chức cuộc họp với các thành viên Ban thanh tra nhân dân để bầu Trưởng ban, Phó Trưởng ban, trình Hội nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp ra Nghị quyết công nhận Ban thanh tra nhân dân và thông báo cho Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp trong phiên họp gần nhất, niêm yết kết quả công nhận Ban thanh tra nhân dân tại trụ sở và thông báo cho nhân dân địa phương biết.
Theo đó, Ban thanh tra nhân dân ở phường được công nhận chậm nhất là 5 ngày kể từ ngày bầu xong thành viên Ban thanh tra nhân dân, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường tổ chức cuộc họp với các thành viên Ban thanh tra nhân dân để bầu Trưởng ban, Phó Trưởng ban, trình Hội nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp ra Nghị quyết công nhận Ban thanh tra nhân dân.
Thông báo cho Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp trong phiên họp gần nhất, niêm yết kết quả công nhận Ban thanh tra nhân dân tại trụ sở và thông báo cho nhân dân địa phương biết.
Ban thanh tra nhân dân ở phường có nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào?
Tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 159/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban thanh tra nhân dân và Trưởng Ban thanh tra nhân dân
1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban thanh tra nhân dân:
a) Giám sát cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã, phường, thị trấn trong việc thực hiện chính sách, pháp luật; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở theo quy định tại Điều 13 Nghị định này. Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì kiến nghị người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật và giám sát việc thực hiện kiến nghị đó;
b) Xác minh những vụ việc do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn giao;
c) Tham gia việc thanh tra, kiểm tra tại xã, phường, thị trấn theo đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; cung cấp thông tin, tài liệu, cử người tham gia khi được yêu cầu;
d) Kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xử lý vi phạm theo thẩm quyền và khắc phục sơ hở, thiếu sót được phát hiện qua hoạt động giám sát, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan tổ chức, đơn vị;
đ) Kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn các hình thức động viên, biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân phát hiện sai phạm và có thành tích trong công tác;
e) Tiếp nhận kiến nghị, phản ánh của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến phạm vi giám sát của Ban thanh tra nhân dân;
g) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác do pháp luật quy định.
...
Theo đó, Ban thanh tra nhân dân ở phường thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp đồng tương lai chỉ số có được giao dịch vào thứ Bảy? Nguyên tắc xác định giá khớp lệnh liên tục của hợp đồng tương lai chỉ số là gì?
- Bảo đảm dự thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi áp dụng đối với gói thầu nào? Mức bảo đảm dự thầu trong hồ sơ mời thầu là bao nhiêu?
- Mỗi xe nâng hàng phải có sổ theo dõi quá trình bảo trì? Yêu cầu của đơn vị bảo trì xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên là gì?
- Thanh tra thuế là gì? Được gia hạn thời hạn thanh tra thuế trong các trường hợp nào theo quy định?
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?