Ban Quản lý rủi ro hải quan là đơn vị thuộc cơ quan nào? Ban Quản lý rủi ro hải quan có những chức năng gì?
Ban Quản lý rủi ro hải quan là đơn vị thuộc cơ quan nào? Ban Quản lý rủi ro hải quan có những chức năng gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Quy chế hoạt động và mối quan hệ công tác của Ban Quản lý rủi ro hải quan ban hành kèm theo Quyết định 1866/QĐ-TCHQ năm 2011 quy định về vị trí và chức năng của Ban Quản lý rủi ro hải quan như sau:
Vị trí và chức năng
1. Ban Quản lý rủi ro hải quan (sau đây gọi tắt là Ban) là đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan có chức năng tham mưu, giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan xây dựng, phát triển hệ thống thông tin quản lý rủi ro, nghiên cứu, tổ chức triển khai thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan và áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro trong hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật.
2. Ban là một bộ phận thuộc lực lượng kiểm soát hải quan, được tiến hành các biện pháp nghiệp vụ phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành để tổ chức thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan.
3. Ban được sử dụng con dấu của Tổng cục Hải quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao. Trưởng ban và các Phó trưởng ban được ký thừa lệnh Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan trong chỉ đạo, hướng dẫn công tác nghiệp vụ quản lý rủi ro.
Như vậy, theo quy định thì Ban Quản lý rủi ro hải quan là đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan.
Ban Quản lý rủi ro hải quan có chức năng tham mưu, giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan các công việc sau đây:
(1) Xây dựng, phát triển hệ thống thông tin quản lý rủi ro, nghiên cứu, tổ chức triển khai thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan;
(2) Áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro trong hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật.
Ban Quản lý rủi ro hải quan là đơn vị thuộc cơ quan nào? Ban Quản lý rủi ro hải quan có những chức năng gì? (Hình từ Internet)
Ban Quản lý rủi ro hải quan có được cung cấp thông tin nghiệp vụ hải quan ngoài ngành hay không?
Căn cứ khoản 3 Điều 3 Quy chế hoạt động và mối quan hệ công tác của Ban Quản lý rủi ro hải quan ban hành kèm theo Quyết định 1866/QĐ-TCHQ năm 2011 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Quản lý rủi ro hải quan như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
3. Tổ chức triển khai thực hiện công tác thu thập, trao đổi cung cấp thông tin và áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan, bao gồm:
a) Xây dựng, vận hành, quản lý, ứng dụng hệ thống thông tin, dữ liệu hải quan và hệ thống thông tin nghiệp vụ hải quan theo phân công của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan;
b) Thu thập, cập nhật, trao đổi, cung cấp thông tin nghiệp vụ hải quan trong ngành và ngoài ngành Hải quan;
c) Trao đổi, cung cấp thông tin với Hải quan các nước và các tổ chức thực thi pháp luật quốc tế trên cơ sở phân công của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan và phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam;
d) Thu thập, tổng hợp, thống kê thông tin vi phạm pháp luật về hải quan; phân tích dự báo xu hướng vi phạm pháp luật về hải quan;
đ) Phân tích, đánh giá rủi ro trong các lĩnh vực: cơ chế, chính sách quản lý nhà nước về hải quan; quy trình thủ tục hải quan; việc tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách và quy trình thủ tục hải quan;
e) Xây dựng, quản lý, ứng dụng hồ sơ rủi ro trong các lĩnh vực hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa và xuất, nhập cảnh hành khách, phương tiện vận tải;
...
Như vậy, theo quy định thì Ban Quản lý rủi ro hải quan có quyền thu thập, cập nhật, trao đổi, cung cấp thông tin nghiệp vụ hải quan trong ngành và ngoài ngành Hải quan.
Ban Quản lý rủi ro hải quan thuộc Tổng cục Hải quan hoạt động theo chế độ làm việc nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Quy chế hoạt động và mối quan hệ công tác của Ban Quản lý rủi ro hải quan ban hành kèm theo Quyết định 1866/QĐ-TCHQ năm 2011 quy định về chế độ làm việc của Ban Quản lý rủi ro hải quan như sau:
Chế độ làm việc của Ban
1. Ban Quản lý rủi ro hải quan hoạt động theo chế độ làm việc chuyên trách, tuân thủ Quy chế làm việc chung của Bộ Tài chính, của Tổng cục Hải quan và quy định tại Quy chế này.
2. Trưởng Ban Quản lý rủi ro hải quan điều hành toàn diện các công việc của Ban theo quy định về chức năng, nhiệm vụ.
Các Phó trưởng ban giúp việc Trưởng ban phụ trách từng lĩnh vực công việc và trực tiếp phụ trách hoạt động của các Tổ theo phân công của Trưởng ban. Khi Trưởng ban đi công tác hoặc vắng mặt tại đơn vị từ 01 ngày làm việc trở lên sẽ ủy quyền cho một Phó trưởng ban thường trực giải quyết công việc chung của Ban. Sau đó phải báo cáo lại để Trưởng ban biết những nội dung mình đã giải quyết trong thời gian thay thế.
Cán bộ, công chức thuộc các Tổ nghiệp vụ thuộc Ban được bố trí thực hiện các nhiệm vụ theo phân công, chỉ đạo trực tiếp của Tổ trưởng.
3. Mối quan hệ giữa lãnh đạo Ban với các Tổ nghiệp vụ, các cán bộ, công chức là quan hệ chỉ đạo, điều hành. Mối quan hệ giữa các Tổ nghiệp vụ, các cán bộ, công chức thuộc Ban là quan hệ phối hợp thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.
Như vậy, theo quy định thì Ban Quản lý rủi ro hải quan hoạt động theo chế độ làm việc chuyên trách, tuân thủ Quy chế làm việc chung của Bộ Tài chính, của Tổng cục Hải quan và quy định tại Quy chế hoạt động và mối quan hệ công tác của Ban Quản lý rủi ro hải quan ban hành kèm theo Quyết định 1866/QĐ-TCHQ năm 2011.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn khi mua nhà ở xã hội tại TP.HCM theo Quyết định 81/2024 là bao nhiêu?
- Mức phạt sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo Nghị định 123/2024?
- Mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT thế nào?
- Cập nhật giá đất các quận huyện TPHCM từ 31 10 2024? Bảng giá đất mới nhất của TPHCM từ 31 10 2024?
- Tiêu chí phân loại vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập là gì? Việc điều chỉnh vị trí việc làm thực hiện như thế nào?