Ban Quản lý Nhà tang lễ Quốc gia phía Nam là đơn vị trực thuộc cơ quan nào? Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Quản lý Nhà tang lễ Quốc gia phía Nam là gì?
Ban Quản lý Nhà tang lễ Quốc gia phía Nam là đơn vị trực thuộc cơ quan nào?
Căn cứ vào Điều 1 Thông tư 64/2016/TT-BQP quy định về vị trí và chức năng của Ban Quản lý Nhà tang lễ Quốc gia phía Nam như sau:
Vị trí và chức năng
1. Ban Quản lý Nhà tang lễ Quốc gia phía Nam là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bệnh viện quân y 175; có tư cách pháp nhân, tài Khoản và con dấu riêng thực hiện theo quy định của pháp luật và Bộ Quốc phòng.
2. Ban Quản lý Nhà tang lễ Quốc gia phía Nam có chức năng tổ chức lễ tang; quản lý, sử dụng Nhà tang lễ Quốc gia phía Nam theo quy định của Nhà nước và Bộ Quốc phòng.
Như vậy, Ban Quản lý Nhà tang lễ Quốc gia phía Nam là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bệnh viện quân y 175.
Ban Quản lý Nhà tang lễ Quốc gia phía Nam có chức năng tổ chức lễ tang; quản lý, sử dụng Nhà tang lễ Quốc gia phía Nam theo quy định của Nhà nước và Bộ Quốc phòng.
Ban Quản lý Nhà tang lễ Quốc gia phía Nam là đơn vị trực thuộc cơ quan nào? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Quản lý Nhà tang lễ Quốc gia phía Nam là gì?
Căn cứ vào Điều 2 Thông tư 64/2016/TT-BQP quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Quản lý Nhà tang lễ Quốc gia phía Nam như sau:
(1) Tổ chức bảo đảm và phục vụ: Lễ Quốc tang; Lễ tang cấp Nhà nước; Lễ tang cấp cao; Lễ tang đối với cán bộ cao cấp và quân nhân hy sinh, từ trần tại Bệnh viện quân y 175.
(2) Trực tiếp quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật của Nhà tang lễ theo quy định.
(3) Phối hợp với Khoa Giải phẫu bệnh lý, Bệnh viện quân y 175 và các cơ quan liên quan tiếp nhận, quàn ướp, khâm liệm thi hài cho người hy sinh, từ trần theo quy định tại Thông tư 02/2009/TT-BYT ngày 26 tháng 5 năm 2009 của Bộ Y tế hướng dẫn vệ sinh trong hoạt động mai táng và hỏa táng.
(4) Chuẩn bị các thủ tục và nghi thức lễ tang cho các đối tượng theo quy định tại Nghị định 105/2012/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ về tổ chức lễ tang đối với cán bộ, công chức, viên chức; vận hành các trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho lễ tang.
(5) Phối hợp với cơ quan, đơn vị bảo đảm xe tang, phục vụ lễ tang theo quy định (trừ Lễ Quốc tang và Lễ tang cấp Nhà nước).
(6) Xếp lịch tổ chức lễ tang; hiệp đồng với các cơ quan, đơn vị có liên quan bảo đảm cho lễ tang.
(7) Tổ chức đăng ký, quản lý, lưu trữ hồ sơ của người hy sinh, từ trần theo các quy định của pháp luật về lưu trữ. Nội dung đăng ký, quản lý gồm: Họ tên, địa chỉ, nguyên nhân hy sinh, từ trần; thời gian vận chuyển đến, thời gian vận chuyển đi, ký hiệu (mã số) của thi hài; họ tên, địa chỉ của thân nhân người hy sinh, từ trần; xác nhận của bên giao và bên nhận thi hài.
(8) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do cấp có thẩm quyền giao.
Mối quan hệ công tác của Ban Quản lý Nhà tang lễ Quốc gia phía Nam với các cơ quan, tổ chức khác như thế nào?
Căn cứ vào Điều 3 Thông tư 64/2016/TT-BQP quy định:
Mối quan hệ công tác
1. Quan hệ với Đảng ủy, Ban Giám đốc Bệnh viện quân y 175 là mối quan hệ phục tùng sự lãnh đạo chỉ huy, chỉ đạo.
2. Quan hệ với các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng có liên quan là quan hệ chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ công tác ngành.
3. Quan hệ với cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng và thân nhân quân nhân hy sinh, từ trần là mối quan hệ phối hợp, hiệp đồng trong tổ chức tang lễ.
4. Quan hệ với các cơ quan Đảng, Nhà nước, địa phương và thân nhân cán bộ từ trần là mối quan hệ chịu sự hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ theo quy định của pháp luật; phối hợp, hiệp đồng thực hiện nhiệm vụ được giao.
Như vậy, mối quan hệ công tác của Ban Quản lý Nhà tang lễ Quốc gia phía Nam với các cơ quan, tổ chức khác như sau:
+ Quan hệ với Đảng ủy, Ban Giám đốc Bệnh viện quân y 175 là mối quan hệ phục tùng sự lãnh đạo chỉ huy, chỉ đạo.
+ Quan hệ với các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng có liên quan là quan hệ chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ công tác ngành.
+ Quan hệ với cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng và thân nhân quân nhân hy sinh, từ trần là mối quan hệ phối hợp, hiệp đồng trong tổ chức tang lễ.
+ Quan hệ với các cơ quan Đảng, Nhà nước, địa phương và thân nhân cán bộ từ trần là mối quan hệ chịu sự hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ theo quy định của pháp luật; phối hợp, hiệp đồng thực hiện nhiệm vụ được giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?