Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng mua máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động chung cần phải tuân theo định mức nào?
- Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng có quyền và nghĩa vụ như thế nào?
- Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng có được mua máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động chung không? Có cần tuân theo định mức không?
- Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng mua 1 máy photo trị giá 72 triệu thì cần tuân theo hình thức mua sắm và thủ tục ra sao?
Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng có quyền và nghĩa vụ như thế nào?
Căn cứ Điều 69 Luật Xây dựng 2014 quy định về quyền và nghĩa vụ của ban quản lý dự án đầu tư xây dựng như sau:
- Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng có các quyền sau:
+ Thực hiện quyền quản lý dự án theo ủy quyền của chủ đầu tư;
+ Đề xuất phương án, giải pháp tổ chức quản lý dự án, kiến nghị với chủ đầu tư giải quyết vấn đề vượt quá thẩm quyền;
+ Thuê tổ chức tư vấn tham gia quản lý dự án trong trường hợp cần thiết sau khi được người quyết định đầu tư, chủ đầu tư chấp thuận.
- Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng có các nghĩa vụ sau:
+ Thực hiện nghĩa vụ của chủ đầu tư về quản lý dự án trong phạm vi được ủy quyền;
+ Tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng bảo đảm yêu cầu về tiến độ, chất lượng, chi phí, an toàn và bảo vệ môi trường trong xây dựng;
+ Báo cáo công việc với chủ đầu tư trong quá trình quản lý dự án;
+ Chịu trách nhiệm về vi phạm pháp luật trong quản lý thực hiện dự án;
+ Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Tải trọn bộ các văn bản về trình tự thủ tục dự án đầu tư xây dựng hiện hành: Tải về
Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng mua máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động chung cần phải tuân theo định mức nào?
Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng có được mua máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động chung không? Có cần tuân theo định mức không?
Căn cứ Điều 7 Quyết định 50/2017/QĐ-TTg quy định về máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động chung của cơ quan, tổ chức, đơn vị như sau:
"Điều 7. Máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động chung của cơ quan, tổ chức, đơn vị
1. Máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động chung của cơ quan, tổ chức, đơn vị bao gồm:
a) Máy móc, thiết bị trang bị tại các phòng phục vụ hoạt động chung của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
b) Máy móc, thiết bị gắn với nhà, vật kiến trúc, công trình xây dựng và các máy móc, thiết bị khác phục vụ hoạt động chung của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
2. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, nhu cầu sử dụng, thiết kế xây dựng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp và nguồn kinh phí được phép sử dụng của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cơ quan, người có thẩm quyền quyết định giao, đầu tư, mua sắm, điều chuyển, thuê máy móc, thiết bị theo quy định của pháp luật quyết định việc trang bị máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động chung của cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại khoản 1 Điều này bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả."
Theo Điều 4 Quyết định 50/2017/QĐ-TTg quy định về nguyên tắc áp dụng tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị như sau:
- Tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị quy định tại Quyết định này được sử dụng làm căn cứ để lập kế hoạch và dự toán ngân sách; giao, đầu tư, mua sắm, thuê, khoán kinh phí sử dụng máy móc, thiết bị; quản lý, sử dụng máy móc, thiết bị.
- Tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến được xác định theo từng chức danh và phòng làm việc của chức danh. Trường hợp một người giữ nhiều chức danh thì áp dụng tiêu chuẩn, định mức của chức danh có tiêu chuẩn, định mức sử dụng cao nhất. Khi người tiền nhiệm nghỉ hưu hoặc chuyển công tác mà máy móc, thiết bị đã trang bị chưa đủ điều kiện thanh lý theo quy định thì người thay thế tiếp tục sử dụng, không trang bị mới.
- Đối với dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi, viện trợ không hoàn lại có quy định cụ thể về chủng loại, số lượng mức giá của máy móc, thiết bị phục vụ công tác quản lý dự án thì thực hiện theo Hiệp định đã được ký kết hoặc văn kiện dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp Hiệp định hoặc văn kiện dự án không quy định cụ thể thì thực hiện theo tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị quy định tại Quyết định này.
- Số lượng và đơn giá của máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến trang bị cho các chức danh và phòng làm việc của các chức danh quy định tại Quyết định này là mức tối đa. Cơ quan, người có thẩm quyền quyết định đầu tư, mua sắm căn cứ chức năng, nhiệm vụ, tính chất công việc, nhu cầu sử dụng và khả năng nguồn kinh phí được phép sử dụng để quyết định số lượng và giá mua cụ thể cho phù hợp, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả. Phòng làm việc của các chức danh quy định tại Quyết định này là phòng làm việc theo thiết kế của trụ sở, cơ sở hoạt động sự nghiệp (không phải là phòng theo cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị).
- Việc trang bị tủ đựng tài liệu được thực hiện theo số lượng và mức giá quy định tại các Phụ lục I, II, III và IV ban hành kèm theo Quyết định này. Trường hợp trang bị tủ đựng tài liệu sử dụng chung cho nhiều chức danh hoặc trang bị số lượng tủ ít hơn cho từng chức danh thì giá mua không vượt quá tổng mức giá của từng chức danh.
Theo đó, hiện nay pháp luật ở trung ương không ban hành danh mục định mức cho máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động chung, chỉ có định mức về thiết bị văn phòng, chuyên dụng. Do đó, vấn đề này giám đốc Ban quản lý phải quyết định dựa trên các yếu tố theo khoản 2 nêu trên.
Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng mua 1 máy photo trị giá 72 triệu thì cần tuân theo hình thức mua sắm và thủ tục ra sao?
Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 58/2016/TT-BTC, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 68/2022/TT-BTC (Có hiệu lực từ 14/11/2022) về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, nội dung quyết định mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ như sau:
Thẩm quyền, trình tự, thủ tục, nội dung quyết định mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ
1. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục, nội dung quyết định mua sắm tài sản công tại cơ quan, đơn vị thực hiện theo quy định tại Điều 3, Điều 37 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Điều 13 Nghị định số 165/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng tài sản tại cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam;
2. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục, nội dung mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ khác (không thuộc đối tượng là tài sản công) quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư này áp dụng quy định như mua sắm tài sản công.
Có thể thấy, thẩm quyền quyết định là thủ trưởng đơn vị quản lý dự án đầu tư xây dựng.
Trước đây, quy định thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 58/2016/TT-BTC như sau:
Thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ
...
3. Thủ trưởng đơn vị dự toán các cấp quyết định việc mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ đối với nội dung, danh Mục dự toán mua sắm có giá trị thuộc phạm vi được cơ quan có thẩm quyền phân cấp; đồng thời được quyết định mua sắm các nội dung, danh Mục dự toán mua sắm có giá trị không quá 100 triệu đồng trong phạm vi dự toán đã được cơ quan có thẩm quyền giao.
Về hình thức đấu thầu, gói thầu không quá 100 triệu thì được áp dụng hình thức chỉ định thầu rút gọn theo khoản 2 Điều 17 Thông tư 58/2016/TT-BTC quy định như sau:
"Điều 17. Quy trình chỉ định thầu rút gọn
...
2. Đối với gói thầu quy định tại Khoản 2 Điều 15:
a) Bên mời thầu căn cứ vào Mục tiêu, phạm vi công việc, dự toán được duyệt để chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu được người có thẩm quyền xác định có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu. Nội dung dự thảo hợp đồng bao gồm các yêu cầu về phạm vi, nội dung công việc cần thực hiện, thời gian thực hiện, chất lượng công việc cần đạt được, giá trị tương ứng và các nội dung cần thiết khác;
b) Trên cơ sở dự thảo hợp đồng, bên mời thầu và nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu tiến hành thương thảo, hoàn thiện hợp đồng làm cơ sở để phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng;
c) Ký kết hợp đồng: Hợp đồng ký kết giữa các bên phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, biên bản thương thảo hợp đồng và các tài liệu liên quan khác."
Như vậy, nếu cơ quan, đơn vị thấy cần thiết phải tổ chức chỉ định thầu thông thường để bảo đảm mục tiêu quản lý và sử dụng có hiệu quả ngân sách nhà nước thì tổ chức thực hiện chỉ định thầu thông thường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?