Ban quản lý điện vi phạm quy định cung ứng điện cho người dân tại địa phương gây thiệt hại 300 triệu thì có bị xử lý hình sự hay không?
- Ban quản lý điện vi phạm quy định cung ứng điện cho người dân tại địa phương gây thiệt hại 300 triệu thì có bị xử lý hình sự hay không?
- Ban quản lý vi phạm quy định về cung ứng điện gây chết người thì bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Phạm tội vi phạm về cung ứng điện thì có được áp dụng xóa án tích theo quyết định Tòa án hay không?
Ban quản lý điện vi phạm quy định cung ứng điện cho người dân tại địa phương gây thiệt hại 300 triệu thì có bị xử lý hình sự hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 199 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 46 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 như sau:
Tội vi phạm quy định về cung ứng điện
1. Người nào có trách nhiệm mà đóng điện, cắt điện, từ chối cung cấp điện trái quy định của pháp luật hoặc trì hoãn việc xử lý sự cố điện không có lý do chính đáng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
d) Đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
...
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Theo đó, ban quản lý điện vi phạm quy định cung ứng điện cho người dân tại địa phương gây thiệt hại 300 triệu thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Ngoài ra, người phạm tội vi phạm quy định về cung ứng điện như trên còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Cung ứng điện
Ban quản lý vi phạm quy định về cung ứng điện gây chết người thì bị phạt bao nhiêu năm tù?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 2, điểm a khoản 3 Điều 199 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 46 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 như sau:
Tội vi phạm quy định về cung ứng điện
...
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Làm chết 02 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, ban quản lý vi phạm quy định về cung ứng điện gây chết người thì bị phạt như sau:
- Nếu làm chết một người thì bị phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
- Nếu làm chết 02 người trở lên thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Phạm tội vi phạm về cung ứng điện thì có được áp dụng xóa án tích theo quyết định Tòa án hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 71 Bộ Luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 như sau:
Xóa án tích theo quyết định của Tòa án
1. Xóa án tích theo quyết định của Tòa án được áp dụng đối với người bị kết án về một trong các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật này. Tòa án quyết định việc xóa án tích đối với người bị kết án căn cứ vào tính chất của tội phạm đã thực hiện, thái độ chấp hành pháp luật, thái độ lao động của người bị kết án và các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.
...
Theo quy định trên thì việc xóa án tích theo quyết định của Tòa án được áp dụng đối với người bị kết án về một trong các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật này.
Cho nên việc phạm tội vi phạm các quy định về cung ứng điện thuộc quy định tại chương XVIII thì sẽ không được áp dụng xóa án tích theo quyết định Tòa án.
Phạm tội vi phạm về cung ứng điện thuộc trường hợp đương nhiên được xóa án tính nếu sau khi chấp hành xong hình phạt không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau được quy định tại khoản 2 Điều 70 Bộ luật Hình sự 2015.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?