Ban Nội chính Trung ương là cơ quan có chức năng gì? Ban Nội chính Trung ương được tổ chức như thế nào?
Ban Nội chính Trung ương là cơ quan có chức năng gì?
Căn cứ vào Điều 1 Quyết định 216-QĐ/TW 2020 của Ban Chấp hành Trung ương quy định về chức năng của Ban Nội chính Trung ương như sau:
Chức năng
Ban Nội chính Trung ương là cơ quan tham mưu, giúp việc của Ban Chấp hành Trung ương, trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư về chủ trương và các chính sách lớn thuộc lĩnh vực nội chính, phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp; đồng thời là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác nội chính của Đảng, cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng và Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương.
Như vậy, Ban Nội chính Trung ương là cơ quan tham mưu, giúp việc của Ban Chấp hành Trung ương, trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư về chủ trương và các chính sách lớn thuộc lĩnh vực nội chính, phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp.
Là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác nội chính của Đảng, cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng và Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương.
Về nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của Ban Nội chính Trung ương anh có thể tham khảo tại Điều 2 Quyết định 216-QĐ/TW 2020.
Ban Nội chính Trung ương là cơ quan có chức năng gì? (Hình từ Internet)
Ban Nội chính Trung ương được tổ chức như thế nào?
Căn cứ vào Điều 3 Quyết định 216-QĐ/TW 2020 của Ban Chấp hành Trung ương quy định về tổ chức bộ máy của Ban Nội chính Trung ương như sau:
Tổ chức bộ máy
1. Lãnh đạo Ban
Ban Nội chính Trung ương có Trưởng ban và các Phó Trưởng ban.
2. Cơ cấu tổ chức
- Vụ Theo dõi xử lý các vụ án, vụ việc
- Vụ Pháp luật
- Vụ Cơ quan nội chính
- Vụ Theo dõi công tác phòng, chống tham nhũng
- Vụ Cải cách tư pháp
- Vụ Nghiên cứu tổng hợp
- Vụ Địa phương I (tại Hà Nội)
- Vụ Địa phương II (tại Đà Nẵng)
- Vụ Địa phương III (tại Thành phố Hồ Chí Minh)
- Vụ Tổ chức - Cán bộ
- Văn phòng
- Tạp chí Nội chính.
3. Biên chế
Ban Tổ chức Trung ương, Ban Nội chính Trung ương thống nhất xác định biên chế của Ban Nội chính Trung ương trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và đề án vị trí việc làm của Ban Nội chính Trung ương; đồng thời thực hiện nghiêm nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị về tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Ngoài số biên chế theo quy định, Ban Nội chính Trung ương được thực hiện chế độ chuyên gia, biệt phái, cộng tác viên; khi cần thiết, được mời một số cán bộ của các cơ quan liên quan phục vụ công tác của Ban và thực hiện nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương giao.
Như vậy, Ban Nội chính Trung ương có các cơ quan, đơn vị sau:
- Vụ Theo dõi xử lý các vụ án, vụ việc
- Vụ Pháp luật
- Vụ Cơ quan nội chính
- Vụ Theo dõi công tác phòng, chống tham nhũng
- Vụ Cải cách tư pháp
- Vụ Nghiên cứu tổng hợp
- Vụ Địa phương I (tại Hà Nội)
- Vụ Địa phương II (tại Đà Nẵng)
- Vụ Địa phương III (tại Thành phố Hồ Chí Minh)
- Vụ Tổ chức - Cán bộ
- Văn phòng
- Tạp chí Nội chính.
Ban Nội chính Trung ương chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của ai?
Căn cứ vào Điều 4 Quyết định 216-QĐ/TW 2020 của Ban Chấp hành Trung ương quy định về chế độ làm việc, mối quan hệ công tác của Ban Nội chính Trung ương như sau:
Chế độ làm việc, mối quan hệ công tác
1. Căn cứ Quyết định này, Ban Nội chính Trung ương xây dựng và ban hành Quy chế làm việc và các quy trình công tác để thực hiện nhiệm vụ được giao; quy định chức năng, nhiệm vụ và quan hệ công tác giữa các vụ, đơn vị trực thuộc Ban.
2. Ban Nội chính Trung ương chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao; chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng và Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương trong thực hiện nhiệm vụ Cơ quan thường trực của các Ban Chỉ đạo này; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất với Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các Ban Chỉ đạo theo quy định.
Quan hệ giữa Ban Nội chính Trung ương với tỉnh ủy, thành ủy, ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương là quan hệ giữa cơ quan tham mưu, giúp việc và cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ của Trung ương với cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương; thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ, quy chế phối hợp và theo các quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
3. Ban Nội chính Trung ương chủ trì, phối hợp với các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương xây dựng, ban hành hoặc trình Ban Bí thư ban hành quy chế phối hợp công tác.
Như vậy, Ban Nội chính Trung ương chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao;
+ Chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng và Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương trong thực hiện nhiệm vụ Cơ quan thường trực của các Ban Chỉ đạo này;
+ Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất với Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các Ban Chỉ đạo theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?