Ban Kiểm tra Hiệp hội Quỹ Tín dụng Nhân dân Việt Nam do cơ quan nào bầu ra? Ai điều hành hoạt động của Ban Kiểm tra?
Ban Kiểm tra Hiệp hội Quỹ Tín dụng Nhân dân Việt Nam do cơ quan nào bầu ra?
Theo khoản 1 Điều 26 Điều lệ Hiệp hội Quỹ tín dụng nhân dân Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 133/2005/QĐ-BNV quy định như sau:
Cơ cấu, thể thức bầu và nhiệm kỳ của Ban Kiểm tra Hiệp hội
1. Ban Kiểm tra Hiệp hội (sau đây gọi tắt là Ban Kiểm tra) do Đại hội Hiệp hội bầu ra để kiểm tra mọi hoạt động của Hiệp hội trong thời gian giữa 2 kỳ đại hội. Số lượng ủy viên của Ban Kiểm tra do Đại hội quyết định nhưng không dưới 3 ủy viên được bầu trong số hội viên chính thức của Hiệp hội. Trong số các ủy viên của Ban Kiểm tra có ít nhất 1 ủy viên chuyên trách được hưởng lương theo chế độ tài chính của Hiệp hội, các ủy viên kiêm nhiệm hưởng thù lao công vụ và công tác phí như đối với ủy viên Ban chấp hành.
2. Điều hành hoạt động của Ban Kiểm tra là Trưởng ban do Đại hội Hiệp hội bầu. Ban Kiểm tra hoạt động theo Quy chế tổ chức và hoạt động do Ban Chấp hành ban hành.
Theo quy định nêu trên thì Ban Kiểm tra Hiệp hội Quỹ Tín dụng Nhân dân Việt Nam do Đại hội Hiệp hội bầu ra để kiểm tra mọi hoạt động của Hiệp hội trong thời gian giữa 2 kỳ đại hội:
- Số lượng ủy viên của Ban Kiểm tra Hiệp hội Quỹ Tín dụng Nhân dân Việt Nam do Đại hội quyết định nhưng không dưới 3 ủy viên được bầu trong số hội viên chính thức của Hiệp hội.
- Trong số các ủy viên của Ban Kiểm tra Hiệp hội có ít nhất 1 ủy viên chuyên trách được hưởng lương theo chế độ tài chính của Hiệp hội, các ủy viên kiêm nhiệm hưởng thù lao công vụ và công tác phí như đối với ủy viên Ban chấp hành.
Ai điều hành hoạt động của Ban Kiểm tra Hiệp hội Quỹ Tín dụng Nhân dân Việt Nam?
Theo khoản 2 Điều 26 Điều lệ Hiệp hội Quỹ tín dụng nhân dân Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 133/2005/QĐ-BNV quy định như sau:
Cơ cấu, thể thức bầu và nhiệm kỳ của Ban Kiểm tra Hiệp hội
...
2. Điều hành hoạt động của Ban Kiểm tra là Trưởng ban do Đại hội Hiệp hội bầu. Ban Kiểm tra hoạt động theo Quy chế tổ chức và hoạt động do Ban Chấp hành ban hành.
Như vậy, Trưởng ban do Đại hội Hiệp hội bầu là người điều hành hoạt động của Ban Kiểm tra Hiệp hội Quỹ Tín dụng Nhân dân Việt Nam.
Cũng theo quy định này, Ban Kiểm tra Hiệp hội Quỹ Tín dụng Nhân dân Việt Nam hoạt động theo Quy chế tổ chức và hoạt động do Ban Chấp hành ban hành.
Ban Kiểm tra Hiệp hội Quỹ Tín dụng Nhân dân Việt Nam (Hình từ Internet)
Ban Kiểm tra Hiệp hội Quỹ Tín dụng Nhân dân Việt Nam có những nhiệm vụ và quyền hạn nào?
Theo Điều 27 Điều lệ Hiệp hội Quỹ tín dụng nhân dân Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 133/2005/QĐ-BNV quy định như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Kiểm tra
1. Kiểm tra tư cách hội viên.
2. Kiểm tra, giám sát hoạt động của Ban chấp hành, Cơ quan Thường trực Hiệp hội, chi hội, văn phòng đại diện, các tổ chức, đơn vị trực thuộc Hiệp hội và các hội viên trong việc chấp hành Điều lệ, Quy chế tổ chức và hoạt động, quản lý tài chính, các nghị quyết của Đại hội Hiệp hội và của Ban chấp hành.
3. Kiểm tra, thông báo với hội viên và kiến nghị xử lý các vấn đề do Ban Chấp hành hoặc hội viên đề nghị.
4. Ban kiểm tra có trách nhiệm báo cáo kết quả kiểm tra và có quyền kiến nghị những giải pháp cần thiết để Đại hội Hiệp hội và Ban Chấp hành xem xét, quyết định.
5. Trưởng ban Kiểm tra trong trường hợp không là ủy viên Ban chấp hành, được thay mặt Ban Kiểm tra tham dự các kỳ họp của Ban Chấp hành nhưng không có quyền biểu quyết.
Theo quy định nêu trên thì Ban Kiểm tra Hiệp hội Quỹ Tín dụng Nhân dân Việt Nam có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Kiểm tra tư cách hội viên.
- Kiểm tra, giám sát hoạt động của Ban chấp hành, Cơ quan Thường trực Hiệp hội, chi hội, văn phòng đại diện, các tổ chức, đơn vị trực thuộc Hiệp hội và các hội viên trong việc chấp hành Điều lệ, Quy chế tổ chức và hoạt động, quản lý tài chính, các nghị quyết của Đại hội Hiệp hội và của Ban chấp hành.
- Kiểm tra, thông báo với hội viên và kiến nghị xử lý các vấn đề do Ban Chấp hành hoặc hội viên đề nghị.
- Ban kiểm tra có trách nhiệm báo cáo kết quả kiểm tra và có quyền kiến nghị những giải pháp cần thiết để Đại hội Hiệp hội và Ban Chấp hành xem xét, quyết định.
- Trưởng ban Kiểm tra trong trường hợp không là ủy viên Ban chấp hành, được thay mặt Ban Kiểm tra tham dự các kỳ họp của Ban Chấp hành nhưng không có quyền biểu quyết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?
- Việc lập và quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính phải tuân thủ nguyên tắc gì? Trình tự lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính gồm mấy bước?
- Nghị định 153/2024 quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ ngày 5/1/2025 thế nào?
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?