Bản kiểm điểm cá nhân là gì? 04 mẫu bản kiểm điểm cá nhân dành cho các đối tượng? Lưu ý quan trọng khi viết bản kiểm điểm cá nhân?
- Bản kiểm điểm cá nhân là gì? 04 mẫu bản kiểm điểm cá nhân dành cho các đối tượng?
- Những lưu ý quan trọng khi viết bản kiểm điểm cá nhân? Đối tượng và nội dung kiểm điểm cá nhân đảng viên hằng năm trong hệ thống chính trị?
- Phương pháp, quy trình, trách nhiệm, thẩm quyền trong đánh giá, xếp loại đảng viên?
Bản kiểm điểm cá nhân là gì? 04 mẫu bản kiểm điểm cá nhân dành cho các đối tượng?
Bản kiểm điểm cá nhân là một văn bản tự nhận xét, đánh giá và chỉ ra những khuyết điểm, sai phạm của bản thân trong một khoảng thời gian hoặc đối với một vấn đề cụ thể.
Việc viết bản kiểm điểm cá nhân thường được yêu cầu trong các trường hợp như:
- Khi cá nhân vi phạm kỷ luật, nội quy, quy chế của tổ chức, đơn vị. Việc viết kiểm điểm là một hình thức tự phê bình, nhận khuyết điểm để rút kinh nghiệm, khắc phục.
- Trong các kỳ đánh giá, xét thi đua, khen thưởng hàng năm. Bản kiểm điểm giúp cá nhân nhìn nhận lại quá trình công tác, hoạt động của bản thân, chỉ ra ưu nhược điểm để phấn đấu trong thời gian tới.
- Khi xin thôi việc, chuyển công tác hoặc bị kỷ luật, đình chỉ công tác. Bản kiểm điểm là văn bản để cá nhân trình bày nguyên nhân, nhận khuyết điểm, cam kết khắc phục.
- Trước khi được bầu làm cán bộ, đảng viên mới. Bản kiểm điểm giúp cơ quan, đơn vị đánh giá phẩm chất đạo đức, năng lực của cá nhân.
04 mẫu bản kiểm điểm cá nhân dành cho các đối tượng:
(1) TẢI VỀ: Mẫu bản kiểm điểm cá nhân dành cho học sinh
(2) TẢI VỀ: Mẫu bản kiểm điểm của người lao động trong doanh nghiệp
(3) TẢI VỀ: Mẫu bản kiểm điểm cá nhân dành cho viên chức
(4) Mẫu kiểm điểm cuối năm dành cho Đảng viên
Bản kiểm điểm Đảng viên cuối năm được áp dụng mẫu được ban hành kèm theo Hướng dẫn 25-HD/BTCTW 2023.
TẢI VỀ: Mẫu kiểm điểm cuối năm dành cho đảng viên (cá nhân không giữ chức lãnh đạo, quản lý) mới nhất
TẢI VỀ: Mẫu kiểm điểm cuối năm dành cho đảng viên giữ chức lãnh đạo, quản lý mới nhất
Lưu ý: Nội dung mang tính chất tham khảo
Bản kiểm điểm cá nhân là gì? 04 mẫu bản kiểm điểm cá nhân dành cho các đối tượng? Lưu ý quan trọng khi viết bản kiểm điểm cá nhân? (Hình từ Internet)
Những lưu ý quan trọng khi viết bản kiểm điểm cá nhân? Đối tượng và nội dung kiểm điểm cá nhân đảng viên hằng năm trong hệ thống chính trị?
Bản kiểm điểm cá nhân sau khi hoàn thành nên đọc lại để tránh lỗi chính tả hoặc điều chỉnh văn phong cho phù hợp trước khi gửi đến cho người nhận có thẩm quyền giải quyết. Bên cạnh đó, cần lưu ý những vấn đề sau:
- Viết sao cho ngắn gọn, súc tích.
- Mục đích viết bản kiểm điểm là để giúp bản thân nhận thức ra lỗi của mình để sửa chữa, do đó hãy tự tin đối diện, trình bày lỗi sai, nguyên nhân và hứa không tái phạm.
Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo
Theo Điều 5 Quy định 124-QĐ/TW năm 2023, đối tượng cá nhân (đảng viên) làm kiểm điểm hằng năm trong hệ thống chính trị bao gồm:
- Đảng viên trong toàn Đảng (trừ đảng viên được miễn công tác và sinh hoạt đảng; đảng viên bị đình chỉ sinh hoạt đảng; đảng viên mới kết nạp chưa đủ 6 tháng).
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.
Về nội dung kiểm điểm đảng viên: Tùy vào đối tượng làm kiểm điểm thì nội dung kiểm điểm sẽ khác nhau, cụ thể:
(1) Đối với cá nhân không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
- Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; tinh thần đoàn kết, thống nhất trong nội bộ; ý thức tổ chức kỷ luật, trách nhiệm nêu gương, việc thực hiện những điều đảng viên không được làm; tác phong, lề lối làm việc. Liên hệ các biểu hiện về suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá".
- Việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao trong năm.
- Việc thực hiện cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu hằng năm.
- Những vấn đề được gợi ý kiểm điểm; việc khắc phục những hạn chế, khuyết điểm được cấp có thẩm quyền kết luận và được chỉ ra ở kỳ kiểm điểm trước (nếu có).
(2) Đối với cá nhân giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
Kiểm điểm nội dung như đối với cá nhân không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và các nội dung sau:
- Kết quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành; thực hiện chức trách, nhiệm vụ; mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các tổ chức, cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý; khả năng quy tụ, xây dựng đoàn kết nội bộ.
- Trách nhiệm trong công việc; tinh thần năng động, đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; xử lý những vấn đề khó, phức tạp, nhạy cảm trong thực hiện nhiệm vụ.
- Trách nhiệm nêu gương của bản thân và gia đình; việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; sự tín nhiệm của cán bộ, đảng viên.
Lưu ý: Ngoài những nội dung trên, cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu, cá nhân phải kiểm điểm làm rõ trách nhiệm khi có dấu hiệu vi phạm; để xảy ra những vấn đề bức xúc, phức tạp, dư luận quan tâm; có đơn, thư khiếu nại, tố cáo; biểu hiện mất đoàn kết nội bộ; vi phạm nguyên tắc, quy định của Đảng; biểu hiện "lợi ích nhóm", tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá"; có tập thể, cá nhân thuộc quyền quản lý bị kỷ luật, khởi tố; trì trệ, yếu kém, không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao.
Phương pháp, quy trình, trách nhiệm, thẩm quyền trong đánh giá, xếp loại đảng viên?
Tại Hướng dẫn 25-HD/BTCTW năm 2023 đã có những nội dung hướng dẫn các Điều 11, Điều 13 Quy định 124-QĐ/TW năm 2023 quy định về phương pháp, quy trình, trách nhiệm, thẩm quyền trong đánh giá, xếp loại đảng viên như sau:
- Đánh giá, xếp loại tổ chức đảng ở cơ sở
+ Đảng ủy bộ phận; chi ủy trực thuộc đảng ủy cơ sở; chi ủy trực thuộc đảng ủy bộ phận tự đánh giá, xếp loại chất lượng đảng bộ, chi bộ mình. Đảng ủy cơ sở xem xét đánh giá, xếp loại chất lượng đối với các tổ chức đảng trực thuộc.
+ Ban thường vụ cấp ủy cơ sở; đảng ủy cơ sở (nơi không có ban thường vụ); chi ủy cơ sở trực thuộc cấp ủy cấp huyện và tương đương tự đánh giá, xếp loại chất lượng. Ban thường vụ cấp ủy cấp huyện và tương đương xem xét, quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng đối với các cấp ủy, tổ chức đảng được quy định tại điểm này.
+ Đối với cấp ủy cơ sở trực thuộc trực tiếp tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương thì do ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh và tương đương xem xét, quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng.
- Đánh giá, xếp loại đảng bộ cấp huyện và tương đương
+ Cấp ủy cấp huyện và tương đương tự đánh giá, xếp loại chất lượng đảng bộ mình.
+ Ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh và tương đương xem xét, quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng các đảng bộ trực thuộc.
- Đánh giá, xếp loại đảng bộ cấp tỉnh và tương đương
+ Cấp ủy cấp tỉnh và tương đương tự đánh giá, xếp loại chất lượng của đảng bộ mình và chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị.
+ Ban Tổ chức Trung ương chủ trì tổng hợp kết quả, báo cáo Bộ Chính trị theo quy định.
Đối với những nơi có dấu hiệu vi phạm; để xảy ra những vấn đề sai phạm, phức tạp, dư luận bức xúc; có đơn thư khiếu nại, tố cáo; mất đoàn kết nội bộ; vi phạm nguyên tắc, quy định của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ; biểu hiện “lợi ích nhóm”, tham nhũng, tiêu cực, suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; có cá nhân thuộc quyền quản lý bị kỷ luật, khởi tố; trì trệ, yếu kém, không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao thì Ban Tổ chức Trung ương phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định, đánh giá lại kết quả xếp loại chất lượng, báo cáo Bộ Chính trị xem xét theo thẩm quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?