Bán hoa, cây cảnh ngày Tết trên vỉa hè có vi phạm pháp luật? Mức xử phạt hành chính với hành vi bán hoa, cây cảnh ngày Tết trái phép trên vỉa hè là bao nhiêu?

Cho tôi hỏi: Bán hoa, cây cảnh ngày Tết trên vỉa hè có vi phạm pháp luật? Mức xử phạt hành chính đối với hành vi bán hoa, cây cảnh ngày Tết trái phép trên vỉa hè là bao nhiêu? Ngoài phải đóng tiền phạt hành chính, người bán hoa, cây cảnh ngày Tết trái phép trên vỉa hè còn phải làm gì? Câu hỏi của chị Thúy đến từ Hồ Chí Minh.

Bán hoa, cây cảnh ngày Tết trên vỉa hè có vi phạm pháp luật không?

Căn cứ Điều 36 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định như sau:

Sử dụng đường phố và các hoạt động khác trên đường phố
1. Lòng đường và hè phố chỉ được sử dụng cho mục đích giao thông.
2. Các hoạt động khác trên đường phố phải thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 35 của Luật này, trường hợp đặc biệt, việc sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố vào mục đích khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không được làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông.
3. Không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Các hành vi quy định tại khoản 2 Điều 35 của Luật này;
b) Đổ rác hoặc phế thải không đúng nơi quy định;
c) Xây, đặt bục, bệ trái phép trên đường.

Đồng thời căn cứ khoản 2 Điều 35 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định như sau:

Các hoạt động khác trên đường bộ
...
2. Không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Họp chợ, mua, bán hàng hóa trên đường bộ;
b) Tụ tập đông người trái phép trên đường bộ;
c) Thả rông súc vật trên đường bộ;
d) Phơi thóc, lúa, rơm rạ, nông sản hoặc để vật khác trên đường bộ;
đ) Đặt biển quảng cáo trên đất của đường bộ;
e) Lắp đặt biển hiệu, biển quảng cáo hoặc thiết bị khác làm giảm sự chú ý, gây nhầm lẫn nội dung biển báo hiệu hoặc gây cản trở người tham gia giao thông;
g) Che khuất biển báo hiệu, đèn tín hiệu giao thông;
h) Sử dụng bàn trượt, pa-tanh, các thiết bị tương tự trên phần đường xe chạy;
i) Hành vi khác gây cản trở giao thông.

Chiếu theo quy định này, các hành vi sau là hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ:

(1) Họp chợ, mua, bán hàng hóa trên đường bộ;

(2) Tụ tập đông người trái phép trên đường bộ;

(3) Thả rông súc vật trên đường bộ;

(4) Phơi thóc, lúa, rơm rạ, nông sản hoặc để vật khác trên đường bộ;

(5) Đặt biển quảng cáo trên đất của đường bộ;

(6) Lắp đặt biển hiệu, biển quảng cáo hoặc thiết bị khác làm giảm sự chú ý, gây nhầm lẫn nội dung biển báo hiệu hoặc gây cản trở người tham gia giao thông;

(7) Che khuất biển báo hiệu, đèn tín hiệu giao thông;

(8) Sử dụng bàn trượt, pa-tanh, các thiết bị tương tự trên phần đường xe chạy;

(9) Hành vi khác gây cản trở giao thông.

(10) Đổ rác hoặc phế thải không đúng nơi quy định;

(11) Xây, đặt bục, bệ trái phép trên đường.

Bên cạnh đó, Mục III Phần 1 Thông tư 04/2008/TT-BXD quy định như sau:

- Đường đô thị là bộ phận của hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị do Nhà nước thống nhất quản lý và có phân cấp quản lý.

- Bảo đảm hè dành cho người đi bộ, lòng đường thông suốt cho các loại phương tiện giao thông cơ giới và thô sơ.

- Khi sử dụng hoặc tạm thời sử dụng một phần đường đô thị vào mục đích khác phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đồng thời có giải pháp để bảo đảm không ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị.

Theo nguyên tắc này, hè (vỉa hè) được dành cho người đi bộ, lòng đường dành cho các phương tiện giao thông cơ giới và thô sơ. Mọi hành vi gây cản trở giao thông đều là hành vi vi phạm pháp luật trừ trường hợp sử dụng hoặc tạm thời sử dụng một phần đường đô thị vào mục đích khác đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép.

Do vậy, đối với hành vi bán hoa, cây cảnh ngày Tết trên vỉa hè mà không có sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Bán hoa, cây cảnh ngày Tết trên vỉa hè có vi phạm pháp luật không?

Bán hoa, cây cảnh ngày Tết trên vỉa hè có vi phạm pháp luật không? (Hình từ Internet)

Mức xử phạt hành chính đối với hành vi bán hoa, cây cảnh ngày Tết trái phép trên vỉa hè là bao nhiêu?

Căn cứ điểm b khoản 5 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ
...
5. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Dựng rạp, lều quán, cổng ra vào, tường rào các loại, công trình khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 6, điểm b khoản 8, điểm a khoản 9 Điều này;
b) Sử dụng trái phép lòng đường đô thị, hè phố để: Họp chợ; kinh doanh dịch vụ ăn uống; bày, bán hàng hóa; sửa chữa phương tiện, máy móc, thiết bị; rửa xe; đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo; xây, đặt bục bệ; làm mái che hoặc thực hiện các hoạt động khác gây cản trở giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 6; khoản 7; điểm a khoản 8 Điều này;
c) Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố dưới 05 m2 làm nơi trông, giữ xe;
d) Chiếm dụng phần đường xe chạy hoặc lề đường của đường ngoài đô thị dưới 20 m2 làm nơi trông, giữ xe.

Chiếu theo quy định này, đối với hành vi bán hoa, cây cảnh ngày Tết trái phép trên vỉa hè mức xử phạt hành chính là từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức.

Biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ khi bán hoa, cây cảnh ngày Tết trái phép trên vỉa hè là gì?

Căn cứ khoản 5 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ
...
10. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này buộc phải thu dọn thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản, thiết bị trên đường bộ;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều này buộc phải di dời cây trồng không đúng quy định và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c, điểm d khoản 2 Điều này buộc phải thu dọn vật tư, vật liệu, hàng hóa và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;
d) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 3; khoản 4; điểm b, điểm c, điểm d khoản 5; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 6; khoản 7; điểm a khoản 8 Điều này buộc phải thu dọn rác, chất phế thải, phương tiện, vật tư, vật liệu, hàng hóa, máy móc, thiết bị, biển hiệu, biển quảng cáo, các loại vật dụng khác và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;
đ) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 5, điểm đ khoản 6, điểm b khoản 8, khoản 9 Điều này buộc phải tháo dỡ công trình xây dựng trái phép (không có giấy phép hoặc không đúng với giấy phép) và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.

Chiếu theo quy định này, ngoài bị xử lý hành chính với hành vi vi phạm phát luật về giao thông đường bộ, người bán hoa, cây cảnh ngày Tết trên vỉa hè có bị áp dụng biện pháp phạt bổ sung sau:

Thu dọn rác, chất phế thải, phương tiện, vật tư, vật liệu, hàng hóa, máy móc, thiết bị, biển hiệu, biển quảng cáo, các loại vật dụng khác và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.

Tết Âm lịch
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Lịch nghỉ Tết Dương lịch của người lao động? 5 ngày nghỉ Tết Âm lịch là những ngày nào theo Bộ luật Lao động?
Pháp luật
Tiệc chiêu đãi các Đại sứ, Trưởng Đại diện và Phu nhân hoặc Phu quân tại Hà Nội nhân dịp Tết Nguyên đán 2023 do ai chủ trì?
Pháp luật
Người lao động có được xin công ty nghỉ sớm để về quê ăn Tết Nguyên đán mà vẫn được hưởng nguyên lương hay không?
Pháp luật
Mức quà tặng đối với người có công với cách mạng nhân dịp Tết Âm lịch 2023 được quy định như thế nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp có thể thỏa thuận về việc trực Tết Âm lịch với người lao động không? Nếu có thì tiền lương trực Tết Âm lịch của người lao động được tính thế nào?
Pháp luật
Trong dịp Tết Âm lịch, người lao động được nghỉ hưởng nguyên lương bao nhiêu ngày? Làm thêm giờ trong dịp Tết Âm lịch được trả lương như thế nào?
Pháp luật
Bắt buộc người lao động trực trong dịp Tết Nguyên Đán khi không có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ có thể bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Họ hàng ở lại chơi Tết Nguyên Đán năm 2023 vài hôm thì có cần đăng ký tạm trú, thông báo lưu trú không?
Pháp luật
Chơi lô tô vào dịp Tết Âm lịch có bị xem là đánh bạc trái phép? Chơi lô tô với số tiền đặt cược bao nhiêu sẽ bị xử lý hình sự?
Pháp luật
Mẫu đơn xin nghỉ Tết Âm lịch năm nay nhiều ngày hơn quy định mới nhất? Hướng dẫn cách điền mẫu đơn?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tết Âm lịch
Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
1,503 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tết Âm lịch

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tết Âm lịch

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào