Bán hàng rong lấn chiếm vỉa hè đường bộ bị xử lý ra sao? Ai có thẩm quyền xử phạt hành vi bán hàng rong lấn chiếm vỉa hè đường bộ?
Bán hàng rong lấn chiếm vỉa hè đường bộ bị xử lý ra sao?
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì hành vi bán hàng rong trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng có thể bị xử phạt như sau:
Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2, điểm b khoản 5, điểm e khoản 6 Điều này;
...
Như vậy, hành vi bán hàng rong lấn chiếm vỉa hè đường bộ có thể bị xử phạt theo quy định nêu trên với mức phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức.
Bán hàng rong lấn chiếm vỉa hè đường bộ bị xử lý ra sao? (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền xử phạt hành vi bán hàng rong lấn chiếm vỉa hè đường bộ?
Cũng theo quy định tại Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi điểm d khoản 26 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về phân định thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt thì người có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi này bao gồm:
(1) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này trong phạm vi quản lý của địa phương mình;
(2) Cảnh sát giao thông;
(3) Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội;
(4) Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trưởng trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất ;
(5) Thanh tra giao thông vận tải, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đường bộ;
Như vậy, để ngăn chặn hành vi bán hàng rong trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng, anh có thể trình báo với những người có thẩm quyền xử phạt đã được nêu trên hoặc tự mình xử phạt nếu anh là một trong số những người đó.
Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi bán hàng rong lấn chiếm vỉa hè đường bộ quy định như thế nào?
Căn cứ vào Điều 79 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi điểm c khoản 33 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính như sau:
Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
1. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ bao gồm:
a) Các chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ được quy định tại các Điều 75, 76 và 77 của Nghị định này;
b) Công chức, viên chức được giao nhiệm vụ tuần kiểm có quyền lập biên bản đối với các hành vi xâm phạm kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; lấn chiếm, sử dụng trái phép đất của đường bộ và hành lang an toàn giao thông đường bộ;
c) Công an viên có thẩm quyền lập biên bản đối với các hành vi vi phạm xảy ra trong phạm vi quản lý của địa phương;
d) Công chức thuộc Thanh tra Sở Giao thông vận tải đang thi hành công vụ, nhiệm vụ có thẩm quyền lập biên bản đối với các hành vi vi phạm xảy ra trong phạm vi địa bàn quản lý của Thanh tra Sở Giao thông vận tải;
đ) Công chức, viên chức thuộc Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ hàng không, Cảng vụ đường thủy nội địa đang thi hành công vụ, nhiệm vụ có thẩm quyền lập biên bản đối với các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1, điểm a khoản 3, khoản 5 Điều 28 Nghị định này khi xảy ra trong phạm vi địa bàn quản lý của cảng vụ.
2. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường sắt bao gồm:
a) Các chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường sắt được quy định tại các Điều 75, 76 và 77 của Nghị định này;
b) Trưởng tàu có thẩm quyền lập biên bản đối với các hành vi vi phạm xảy ra trên tàu;
c) Công an viên có thẩm quyền lập biên bản đối với các hành vi vi phạm xảy ra trong phạm vi quản lý của địa phương.
Như vậy, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi bán hàng rong lấn chiếm vỉa hè thuộc về các đối tượng được quy định tại khoản 1 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu quan điểm chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền thế nào?
- Mẫu bảng thanh toán tiền thưởng theo Thông tư 200 và Thông tư 133 mới nhất? Hướng dẫn ghi bảng thanh toán tiền thưởng?
- Thuế quan là gì? Quyết định và công bố lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu được quy định thế nào?
- Mẫu bản tự nhận xét đánh giá của cán bộ công chức mới nhất? Mục đích của việc đánh giá cán bộ công chức là gì?
- Quỹ Hỗ trợ nông dân là Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách? Chế độ báo cáo của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào?