Bán hàng không tại địa điểm giao dịch thường xuyên có phải là một trong những hình thức bán hàng trực tiếp?
- Bán hàng không tại địa điểm giao dịch thường xuyên có phải là một trong những hình thức bán hàng trực tiếp?
- Tổ chức kinh doanh hoạt động bán hàng không tại địa điểm giao dịch thường xuyên phải niêm yết công khai thông tin về sản phẩm trong trường hợp nào?
- Có phải Ủy ban nhân dân cấp xã là cơ quan có trách nhiệm theo dõi hoạt động bán hàng không tại địa điểm giao dịch thường xuyên của tổ chức kinh doanh?
Bán hàng không tại địa điểm giao dịch thường xuyên có phải là một trong những hình thức bán hàng trực tiếp?
Theo khoản 7 Điều 3 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 có giải thích như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
7. Bán hàng trực tiếp là việc tổ chức, cá nhân kinh doanh chủ động tiếp cận người tiêu dùng, giới thiệu sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ để bán, cung cấp cho người tiêu dùng, bao gồm các hình thức sau đây:
a) Bán hàng tận cửa là hoạt động bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ tại nơi ở, nơi làm việc của người tiêu dùng;
b) Bán hàng đa cấp là hoạt động bán hàng hóa thông qua mạng lưới cá nhân tham gia gồm nhiều cấp, nhiều nhánh, trong đó cá nhân tham gia được hưởng hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế khác từ kết quả bán hàng hóa của mình và của cá nhân khác trong mạng lưới;
c) Bán hàng không tại địa điểm giao dịch thường xuyên là hoạt động giới thiệu, bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ tại các địa điểm không phải là địa điểm bán lẻ sản phẩm, hàng hóa cố định, giới thiệu, cung cấp dịch vụ thường xuyên.
...
Căn cứ theo quy định trên thì có 03 hình thức bán hàng trực tiếp bao gồm:
- Bán hàng tận cửa;
- Bán hàng đa cấp;
- Bán hàng không tại địa điểm giao dịch thường xuyên.
Như vậy, bán hàng không tại địa điểm giao dịch thường xuyên chính là một trong những hình thức bán hàng trực tiếp.
Bán hàng không tại địa điểm giao dịch thường xuyên là hoạt động giới thiệu, bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ tại các địa điểm không phải là địa điểm bán lẻ sản phẩm, hàng hóa cố định, giới thiệu, cung cấp dịch vụ thường xuyên.
Bán hàng không tại địa điểm giao dịch thường xuyên có phải là một trong những hình thức bán hàng trực tiếp? (Hình từ Internet)
Tổ chức kinh doanh hoạt động bán hàng không tại địa điểm giao dịch thường xuyên phải niêm yết công khai thông tin về sản phẩm trong trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 47 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong hoạt động bán hàng không tại địa điểm giao dịch thường xuyên như sau:
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong hoạt động bán hàng không tại địa điểm giao dịch thường xuyên
1. Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, khi bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ không tại địa điểm giao dịch thường xuyên với tổng giá trị hơn 10 triệu đồng, tổ chức, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm sau đây:
a) Thông báo đến Ủy ban nhân dân cấp xã tại nơi tổ chức bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ trước khi thực hiện các nội dung sau đây: tên, địa chỉ, số điện thoại liên hệ của tổ chức, cá nhân kinh doanh, địa điểm dự kiến tổ chức bán hàng, nội dung chương trình bán hàng, phương thức bán hàng, giá và sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ;
b) Niêm yết công khai thông tin về tổ chức, cá nhân kinh doanh và sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tại địa điểm tổ chức bán hàng;
c) Duy trì thông tin liên hệ, giải quyết phản ánh, yêu cầu, khiếu nại của người tiêu dùng trong và sau khi kết thúc bán, cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ;
d) Cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực, chính xác về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và hoạt động của tổ chức, cá nhân kinh doanh;
đ) Nhận lại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày bán, cung cấp với điều kiện còn nguyên bao bì, nhãn hàng hóa, tem (nếu có), còn thời hạn sử dụng;
e) Giao hóa đơn, chứng từ mua bán, giao nhận sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ;
g) Trường hợp hợp đồng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ quy định tại Điều này được lập thành văn bản thì tổ chức, cá nhân kinh doanh phải chuyển hợp đồng cho người tiêu dùng. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hợp đồng, người tiêu dùng có quyền quyết định thực hiện hợp đồng hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng đã giao kết và thông báo cho tổ chức, cá nhân kinh doanh. Trước khi hết thời hạn này, tổ chức, cá nhân kinh doanh không được yêu cầu người tiêu dùng đặt cọc, thanh toán hoặc thực hiện nội dung hợp đồng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
...
Như vậy, tổ chức kinh doanh hoạt động bán hàng không tại địa điểm giao dịch thường xuyên phải niêm yết công khai thông tin về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ nếu tổng giá trị của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bán ra vượt quá 10 triệu đồng.
Có phải Ủy ban nhân dân cấp xã là cơ quan có trách nhiệm theo dõi hoạt động bán hàng không tại địa điểm giao dịch thường xuyên của tổ chức kinh doanh?
Căn cứ vào khoản 3 Điều 77 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã như sau:
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
...
3. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện trách nhiệm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này tại địa phương;
b) Kiểm tra hoạt động của các ban quản lý chợ, thương nhân kinh doanh chợ trên địa bàn trong việc thực hiện nội dung bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong nội quy của chợ theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp không có Ban quản lý chợ, thương nhân kinh doanh chợ thì Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện các biện pháp để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong phạm vi chợ;
c) Quản lý, kiểm tra hoạt động của các cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên, không phải đăng ký kinh doanh hoạt động tại địa phương ngoài phạm vi chợ, trung tâm thương mại để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
d) Tiếp nhận thông báo của tổ chức hoạt động bán hàng không tại địa điểm giao dịch thường xuyên và kiểm tra, theo dõi hoạt động bán hàng không tại địa điểm giao dịch thường xuyên trên địa bàn theo quy định của Luật này;
đ) Xử lý vi phạm về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo thẩm quyền và theo quy định của pháp luật;
e) Tuyên truyền, khuyến khích để cá nhân hoạt động thương mại trong phạm vi chợ, trung tâm thương mại; tạo điều kiện để cá nhân hoạt động kinh doanh trong phạm vi chợ.
Như vậy, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm theo dõi hoạt động bán hàng không tại địa điểm giao dịch thường xuyên của tổ chức kinh doanh.
Cụ thể, Ủy ban nhân dân cấp xã có các trách nhiệm tiếp nhận thông báo của tổ chức hoạt động bán hàng không tại địa điểm giao dịch thường xuyên và kiểm tra, theo dõi hoạt động bán hàng không tại địa điểm giao dịch thường xuyên trên địa bàn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?