Bán giá cao hơn so với giá hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá thì liệu có bị xử phạt hay không?
Bán giá cao hơn so với giá hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá thì có bị xử phạt hay không?
Theo Điều 10 Nghị định 87/2024/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi vi phạm quy định về định giá và bán hàng hóa, dịch vụ không đúng với quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Xử phạt hành vi vi phạm quy định về định giá và bán hàng hóa, dịch vụ không đúng với quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Hành vi bán không đúng mức giá hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá cụ thể;
b) Hành vi bán cao hơn mức tối đa của khung giá do Nhà nước ban hành;
c) Hành vi bán thấp hơn mức tối thiểu của khung giá do Nhà nước ban hành;
d) Hành vi bán cao hơn giá tối đa do Nhà nước ban hành;
đ) Hành vi bán thấp hơn giá tối thiểu do Nhà nước ban hành.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc trả lại cho khách hàng toàn bộ tiền chênh lệch do bán cao hơn mức giá quy định do hành vi vi phạm gây ra tại điểm a, điểm b và điểm d khoản 1 Điều này.
Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thông báo công khai nội dung biện pháp khắc phục hậu quả nêu trên lên phương tiện thông tin đại chúng trong thời hạn 30 ngày, trường hợp không xác định được khách hàng hoặc khách hàng từ chối nhận thì nộp toàn bộ số tiền chênh lệch do bán cao hơn mức giá quy định vào ngân sách nhà nước.
Theo Điều 3 Nghị định 87/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Hình thức xử phạt, nguyên tắc áp dụng và các biện pháp khắc phục hậu quả
…
4. Mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền của tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền của cá nhân.
...
Như vậy, hành vi bán không đúng mức giá hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá cụ thể thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Buộc trả lại cho khách hàng toàn bộ tiền chênh lệch do bán cao hơn mức giá quy định do hành vi vi phạm gây ra.
Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thông báo công khai nội dung biện pháp khắc phục hậu quả nêu trên lên phương tiện thông tin đại chúng trong thời hạn 30 ngày, trường hợp không xác định được khách hàng hoặc khách hàng từ chối nhận thì nộp toàn bộ số tiền chênh lệch do bán cao hơn mức giá quy định vào ngân sách nhà nước.
Lưu ý: mức phạt trên áp dụng đối với cá nhân, nếu tổ chức có hành vi vi phạm mức phạt sẽ gấp 2 lần mức phạt cá nhân.
Bán giá cao hơn so với giá hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá thì có bị xử phạt hay không? (hình từ internet)
Hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá cần đáp ứng tiêu chí gì?
Theo khoản 1 Điều 21 Luật Gía 2023 quy định về hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá như sau:
Hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá
1. Hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá phải đáp ứng một trong các tiêu chí sau đây:
a) Hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền Nhà nước sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật về thương mại và quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Tài nguyên quan trọng theo quy định của pháp luật về tài nguyên;
c) Hàng dự trữ quốc gia; sản phẩm, dịch vụ công ích và dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước;
d) Hàng hóa, dịch vụ thiết yếu có tính chất độc quyền trong mua, bán hoặc có thị trường cạnh tranh hạn chế và ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội, đời sống người dân, hoạt động sản xuất, kinh doanh.
…
Như vậy, hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá phải đáp ứng một trong các tiêu chí sau đây:
- Hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền Nhà nước sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật về thương mại và quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Tài nguyên quan trọng theo quy định của pháp luật về tài nguyên;
- Hàng dự trữ quốc gia; sản phẩm, dịch vụ công ích và dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước;
- Hàng hóa, dịch vụ thiết yếu có tính chất độc quyền trong mua, bán hoặc có thị trường cạnh tranh hạn chế và ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội, đời sống người dân, hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Thực hiện định giá theo các hình thức nào?
Theo khoản 2 Điều 21 Luật Gía 2023 quy định về hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá như sau:
Hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá
…
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá thực hiện định giá theo các hình thức sau đây:
a) Giá cụ thể là mức giá mà cơ quan, tổ chức, cá nhân phải mua, bán theo đúng mức giá đó;
b) Giá tối thiểu là mức giá mà cơ quan, tổ chức, cá nhân không được định giá, mua, bán thấp hơn mức giá đó;
c) Giá tối đa là mức giá mà cơ quan, tổ chức, cá nhân không được định giá, mua, bán cao hơn mức giá đó;
d) Khung giá là khoảng giới hạn mức giá mà cơ quan, tổ chức, cá nhân không được định giá, mua, bán thấp hơn mức tối thiểu và cao hơn mức tối đa của khung giá đó.
…
Như vậy, cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá thực hiện định giá theo các hình thức sau đây:
- Giá cụ thể là mức giá mà cơ quan, tổ chức, cá nhân phải mua, bán theo đúng mức giá đó;
- Giá tối thiểu là mức giá mà cơ quan, tổ chức, cá nhân không được định giá, mua, bán thấp hơn mức giá đó;
- Giá tối đa là mức giá mà cơ quan, tổ chức, cá nhân không được định giá, mua, bán cao hơn mức giá đó;
- Khung giá là khoảng giới hạn mức giá mà cơ quan, tổ chức, cá nhân không được định giá, mua, bán thấp hơn mức tối thiểu và cao hơn mức tối đa của khung giá đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?