Bản đồ địa hình quốc gia trên đất liền tỷ lệ 1:2.000 và 1:5.000 được lập cho những khu vực nào?
Bản đồ địa hình quốc gia trên đất liền tỷ lệ 1:2.000 và 1:5.000 được lập cho những khu vực nào?
Bản đồ địa hình quốc gia trên đất liền tỷ lệ 1:2.000 và 1:5.000 được lập cho những khu vực được quy định tại khoản 3 Điều 15 Luật Đo đạc và bản đồ 2018, cụ thể như sau:
Cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và hệ thống bản đồ địa hình quốc gia
1. Cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và hệ thống bản đồ địa hình quốc gia được xây dựng đồng bộ, thống nhất trong cả nước.
2. Cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và hệ thống bản đồ địa hình quốc gia được quy định như sau:
a) Cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ lớn bao gồm 1:2.000, 1:5.000 và 1:10.000;
b) Cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ trung bình bao gồm 1:25.000, 1:50.000 và 1:100.000;
c) Cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ nhỏ bao gồm 1:250.000, 1:500.000 và 1:1.000.000.
3. Cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và bản đồ địa hình quốc gia trên đất liền tỷ lệ 1:2.000 và 1:5.000 được thành lập cho khu vực đô thị, khu vực phát triển đô thị, khu chức năng đặc thù, khu vực cần lập quy hoạch phân khu và quy hoạch nông thôn; cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:10.000 và tỷ lệ nhỏ hơn được thành lập phủ kín đất liền Việt Nam.
4. Cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia, bản đồ địa hình quốc gia, bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ lớn được thành lập cho khu vực đảo, quần đảo, cửa sông, cảng biển. Cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ trung bình được thành lập phủ kín nội thủy, lãnh hải. Cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ nhỏ được thành lập phủ kín vùng biển Việt Nam.
Như vậy, bản đồ địa hình quốc gia trên đất liền tỷ lệ 1:2.000 và 1:5.000 được thành lập cho khu vực đô thị, khu vực phát triển đô thị, khu chức năng đặc thù, khu vực cần lập quy hoạch phân khu và quy hoạch nông thôn.
Bản đồ địa hình quốc gia trên đất liền tỷ lệ 1:2.000 và 1:5.000 được thành lập cho khu vực nào? (hình từ internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền thành lập và cập nhật bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:2.000 và 1:5.000 trên đất liền?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 16 Luật Đo đạc và bản đồ 2018 quy định như sau:
Xây dựng, vận hành, cập nhật cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và thành lập, cập nhật hệ thống bản đồ địa hình quốc gia
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm sau đây:
a) Xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia trên đất liền tỷ lệ 1:10.000 và tỷ lệ nhỏ hơn;
b) Thành lập, cập nhật hệ thống bản đồ địa hình quốc gia trên đất liền tỷ lệ 1:10.000 và tỷ lệ nhỏ hơn;
c) Xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu và bản đồ địa hình quốc gia khu vực đảo, quần đảo, bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1:10.000 và tỷ lệ nhỏ hơn;
d) Vận hành cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia thuộc phạm vi quản lý.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:
a) Xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:2.000 và 1:5.000 đối với phần đất liền, khu vực đảo, quần đảo, cửa sông, cảng biển thuộc phạm vi quản lý;
b) Thành lập, cập nhật bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:2.000 và 1:5.000 đối với phần đất liền, khu vực đảo, quần đảo, cửa sông, cảng biển thuộc phạm vi quản lý;
c) Vận hành cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia thuộc phạm vi quản lý;
d) Gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định về sự cần thiết, phạm vi, giải pháp kỹ thuật công nghệ của dự án, nhiệm vụ xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia, thành lập bản đồ địa hình quốc gia quy định tại điểm a và điểm b khoản này trước khi triển khai;
đ) Gửi một bộ dữ liệu nền địa lý quốc gia, bản đồ địa hình quốc gia quy định tại điểm a và điểm b khoản này cho Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Như vậy, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền thành lập, cập nhật bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:2.000 và 1:5.000 đối với phần đất liền thuộc phạm vi quản lý.
Nội dung bản đồ địa hình quốc gia được chia thành các nhóm lớp dữ liệu nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 10 Nghị định 27/2019/NĐ-CP thì bản đồ địa hình quốc gia được thành lập từ cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy định kỹ thuật về bản đồ địa hình. Nội dung bản đồ địa hình quốc gia được chia thành các nhóm lớp dữ liệu sau:
- Nhóm lớp cơ sở toán học bao gồm các nội dung về lưới chiếu bản đồ, phiên hiệu mảnh, tỷ lệ bản đồ, lưới tọa độ, điểm tọa độ và điểm độ cao trong phạm vi mảnh bản đồ, các nội dung trình bày ngoài khung mảnh bản đồ;
- Nhóm lớp dữ liệu địa hình;
- Nhóm lớp dữ liệu thủy văn;
- Nhóm lớp dữ liệu dân cư;
- Nhóm lớp dữ liệu giao thông;
- Nhóm lớp dữ liệu biên giới quốc gia, địa giới hành chính;
- Nhóm lớp dữ liệu phủ thực vật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?