Ban Đánh giá sự phù hợp trực thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng làm việc theo chế độ nào?
- Ban Đánh giá sự phù hợp trực thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có chức năng gì?
- Ban Đánh giá sự phù hợp trực thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có được tham gia các hoạt động nào?
- Ban Đánh giá sự phù hợp trực thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng làm việc theo chế độ nào?
Ban Đánh giá sự phù hợp trực thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có chức năng gì?
Căn cứ tại Điều 1 Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Đánh giá sự phù hợp trực thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng ban hành kèm theo Quyết định 29/2005/QĐ-BKHCN, có quy định như sau:
Ban Đánh giá sự phù hợp là tổ chức trực thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có chức năng giúp Tổng cục trưởng thực hiện quản lý hoạt động đánh giá sự phù hợp.
Như vậy, theo quy định trên thì Ban Đánh giá sự phù hợp trực thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có chức năng giúp Tổng cục trưởng thực hiện quản lý hoạt động đánh giá sự phù hợp.
Ban Đánh giá sự phù hợp trực thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có chức năng gì? (Hình từ Internet)
Ban Đánh giá sự phù hợp trực thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có được tham gia các hoạt động nào?
Căn cứ tại Điều 2 Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Tiêu chuẩn trực thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng ban hành kèm theo Quyết định 29/2005/QĐ-BKHCN, có quy định về Ban Đánh giá sự phù hợp có những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể như sau:
Ban Đánh giá sự phù hợp có những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
1. Đề xuất, chủ trì xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng, hướng dẫn và tổ chức thi hành các văn bản quy phạm pháp luật đó sau khi được ban hành.
2. Đề xuất, chủ trì, phối hợp xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chính sách về quản lý chất lượng, hướng dẫn và tổ chức thi hành các văn bản đó sau khi được phê duyệt.
3. Xây dựng quy định nguyên tắc, điều kiện, tiêu chí của các tổ chức công nhận, chứng nhận và giám định chất lượng; xây dựng quy định hoạt động công bố, công nhận và chứng nhận chất lượng.
4. Xây dựng danh mục sản phẩm, hàng hoá phải kiểm tra nhà nước về chất lượng, căn cứ kiểm tra và danh sách các tổ chức được chỉ định thực hiện kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
5. Phối hợp với cơ quan nhà nước có liên quan trong việc chỉ định các tổ chức dịch vụ kỹ thuật tham gia phục vụ quản lý nhà nước về chất lượng đối với sản phẩm, hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ.
6. Tham gia các hoạt động triển khai các thoả thuận thừa nhận lẫn nhau (MRAs) song phương, đa phương trong lĩnh vực quản lý chất lượng.
7.Tổng hợp, báo cáo tình hình và kết quả hoạt động đánh giá sự phù hợp của các Bộ, ngành, địa phương và cơ sở.
8. Tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học, tham gia tổ chức đào tạo, tập huấn, thông tin tuyên truyền về hoạt động quản lý chất lượng.
9. Theo dõi, đề xuất việc quản lý hội và tổ chức phi Chính phủ hoạt động trong lĩnh vực đánh giá sự phù hợp theo quy định của pháp luật.
10. Quản lý công chức, hồ sơ, tài liệu, tài sản của Ban theo quy định của Tổng cục.
11. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục trưởng giao.
Như vậy, thì Ban Đánh giá sự phù hợp trực thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có được tham gia các hoạt động sau:
- Tham gia các hoạt động triển khai các thoả thuận thừa nhận lẫn nhau (MRAs) song phương, đa phương trong lĩnh vực quản lý chất lượng.
- Tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học, tham gia tổ chức đào tạo, tập huấn, thông tin tuyên truyền về hoạt động quản lý chất lượng.
Ban Đánh giá sự phù hợp trực thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng làm việc theo chế độ nào?
Căn cứ tại Điều 3 Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Tiêu chuẩn trực thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng ban hành kèm theo Quyết định 29/2005/QĐ-BKHCN, có quy định về như sau:
Ban Đánh giá sự phù hợp được tổ chức làm việc theo chế độ chuyên viên kết hợp với chế độ thủ trưởng. Lãnh đạo Ban gồm có Trưởng ban và một số Phó trưởng ban.
Trưởng Ban Đánh giá sự phù hợp chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng và trước pháp luật về toàn bộ tổ chức và hoạt động của Ban.
Phó trưởng Ban thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và giúp Trưởng Ban phụ trách về một hoặc một số mặt công tác theo phân công của Trưởng ban, chịu trách nhiệm trước Trưởng ban và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
Công chức thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn do Trưởng ban phân công và chịu trách nhiệm trước Trưởng ban về việc thực hiện những nhiệm vụ đó.
Trong trường hợp vắng mặt, Trưởng ban ủy quyền cho một Phó trưởng ban điều hành hoạt động của Ban và chịu trách nhiệm về các quyết định của Phó trưởng ban được ủy quyền.
Như vậy, theo quy định trên thì Ban Đánh giá sự phù hợp trực thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng làm việc theo chế độ chuyên viên kết hợp với chế độ thủ trưởng. Lãnh đạo Ban gồm có Trưởng ban và một số Phó trưởng ban.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn của giáo viên mần non cuối năm mới nhất?
- Xung đột pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật trong hoạt động hàng hải?
- Khi nào được quyền sa thải lao động nam có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo quy định?
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Báo cáo tài chính nhà nước phải được công khai trong thời hạn bao lâu?