Ban dân nguyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn gì? Trưởng Ban dân nguyện do ai bổ nhiệm, miễn nhiệm?
Ban dân nguyện thuộc cơ quan nào?
Ban dân nguyện (Hình từ Internet)
Theo Điều 1 Nghị quyết 1156/2016/UBTVQH13 quy định như sau:
Vị trí, chức năng của Ban dân nguyện
Ban dân nguyện là cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội về công tác dân nguyện.
Căn cứ trên quy định Ban dân nguyện là cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội về công tác dân nguyện.
Ban dân nguyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Theo Điều 2 Nghị quyết 1156/2016/UBTVQH13 quy định Ban dân nguyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
- Giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội trong việc tổ chức công tác tiếp công dân của các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội theo quy định của pháp luật về tiếp công dân.
- Giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội trong việc tổ chức tiếp nhận đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân gửi đến Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội và Ban dân nguyện để nghiên cứu; khi cần thiết, chuyển đơn, thư đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền giải quyết và theo dõi, đôn đốc việc giải quyết, trả lời công dân. Tổng hợp, phân loại, chuyển ý kiến, kiến nghị của cử tri đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.
- Giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội phối hợp với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xây dựng báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri để báo cáo tại kỳ họp Quốc hội.
- Giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội theo dõi, đôn đốc các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri. Giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri, tổng hợp báo cáo kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri và xây dựng báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri để trình Quốc hội.
- Tham mưu, giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội tổ chức và tiến hành các hoạt động giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân theo chỉ đạo của Ủy ban thường vụ Quốc hội; giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội xây dựng báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân để trình Quốc hội.
- Tổng hợp kết quả tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý đơn, thư và kết quả giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội, định kỳ báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội.
- Tham mưu, giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội hướng dẫn Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân về công tác dân nguyện.
- Thông qua việc thực hiện công tác dân nguyện, nghiên cứu, đề xuất với Ủy ban thường vụ Quốc hội những vấn đề liên quan đến chủ trương, chính sách, pháp luật.
- Thực hiện nhiệm vụ khác do Ủy ban thường vụ Quốc hội giao.
Trưởng Ban dân nguyện do ai bổ nhiệm, miễn nhiệm?
Theo Điều 3 Nghị quyết 1156/2016/UBTVQH13 quy định như sau:
Tổ chức của Ban dân nguyện
Ban dân nguyện có Trưởng Ban, các Phó Trưởng Ban và vụ giúp việc là Vụ dân nguyện.
Trưởng Ban, Phó Trưởng Ban dân nguyện do Ủy ban thường vụ Quốc hội bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức
Tổ chức và nhiệm vụ của Vụ dân nguyện do Trưởng Ban dân nguyện phối hợp với Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội quy định.
Căn cứ quy định trên thì Trưởng Ban dân nguyện do Ủy ban thường vụ Quốc hội bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định.
Ngoài ra, theo khoản 1 Điều 4 Nghị quyết 1156/2016/UBTVQH13 quy định Trưởng Ban dân nguyện là người chịu trách nhiệm trước Ủy ban thường vụ Quốc hội về tổ chức và hoạt động của Ban dân nguyện. Trưởng Ban dân nguyện có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Tổ chức quản lý và điều hành hoạt động của Ban dân nguyện theo nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 2 Nghị quyết này;
- Chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội; giữ mối quan hệ với Thường trực Hội đồng dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội và các cơ quan, tổ chức hữu quan trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ban dân nguyện;
- Phối hợp với Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội trong việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, cách chức công chức của Vụ dân nguyện;
- Tổ chức thực hiện công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế của Ban dân nguyện;
- Quyết định việc sử dụng kinh phí đã được phân bổ của Ban dân nguyện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?