Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của cơ quan nào?
- Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của cơ quan nào?
- Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực làm việc theo chế độ như thế nào?
- Cơ quan nào có trách nhiệm báo cáo với Ban Chỉ đạo Trung ương về thực hiện hoạt động phòng chống tham nhũng, tiêu cực?
Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của cơ quan nào?
Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực (Hình từ Internet)
Theo khoản 1 Điều 13 Quy định 32-QĐ/TW năm 2021 quy định như sau:
Quan hệ công tác
1. Với Bộ Chính trị, Ban Bí thư: Ban Chỉ đạo chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất với Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo quy định.
2. Với các cơ quan tham mưu, giúp việc của Trung ương, đảng đoàn, ban cán sự đảng, đảng ủy, tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương: Ban Chỉ đạo chỉ đạo, phối hợp, đôn đốc, kiểm tra, giám sát các cơ quan tham mưu, giúp việc của Trung ương, đảng đoàn, ban cán sự đảng, đảng ủy, tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Các cơ quan tham mưu, giúp việc của Trung ương, đảng đoàn, ban cán sự đảng, đảng ủy, tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương chấp hành sự chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát của Ban Chỉ đạo trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; định kỳ, đột xuất báo cáo với Ban Chỉ đạo về tình hình, kết quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định.
3. Ban Chỉ đạo trao đổi thông tin cần thiết với các cơ quan, tổ chức; mời đại diện các cơ quan Trung ương và địa phương tham dự các hội nghị có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo.
Theo đó, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao.
Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực làm việc theo chế độ như thế nào?
Theo Điều 12 Quy định 32-QĐ/TW năm 2021 quy định Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực làm việc theo chế độ như sau:
- Ban Chỉ đạo làm việc theo chương trình hằng năm, họp thường kỳ 6 tháng một lần, họp bất thường khi cần. Thường trực Ban Chỉ đạo họp thường kỳ 3 tháng một lần, họp bất thường khi cần.
- Kết luận các phiên họp của Ban Chỉ đạo, cuộc họp của Thường trực Ban Chỉ đạo được thông báo bằng văn bản đến các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan để thực hiện.
- Khi cần thiết, Ban Chỉ đạo tổ chức hội nghị toàn quốc hoặc hội nghị chuyên đề về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực với các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương.
- Định kỳ 6 tháng và khi cần thiết, các thành viên Ban Chỉ đạo báo cáo bằng văn bản với Trưởng ban về kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công.
- Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ, Trưởng ban quyết định triệu tập các phiên họp, cuộc họp bất thường của Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo.
Trong thời gian Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo không họp, nếu có vấn đề phát sinh thuộc thẩm quyền của Ban Chỉ đạo hoặc Thường trực Ban Chỉ đạo cần phải giải quyết khẩn trương, kịp thời, Cơ quan Thường trực có trách nhiệm gửi văn bản xin ý kiến các thành viên Ban Chỉ đạo hoặc Thường trực Ban Chỉ đạo và tổng hợp, báo cáo Trưởng ban xem xét, quyết định; đồng thời thông báo kết quả tới các thành viên Ban Chỉ đạo hoặc Thường trực Ban Chỉ đạo.
Cơ quan nào có trách nhiệm báo cáo với Ban Chỉ đạo Trung ương về thực hiện hoạt động phòng chống tham nhũng, tiêu cực?
Theo Điều 14 Quy định 32-QĐ/TW năm 2021 quy định như sau:
Chế độ báo cáo
1. Định kỳ 6 tháng một lần hoặc khi có yêu cầu, Ban Chỉ đạo báo cáo kết quả hoạt động với Bộ Chính trị, Ban Bí thư và đề xuất về định hướng công tác trong thời gian tiếp theo.
2. Định kỳ hằng tháng và khi có yêu cầu, Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân tối cao, Ban cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Ban cán sự đảng Thanh tra Chính phủ, Ban cán sự đảng Kiểm toán Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Đảng ủy Công an Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương và các cấp ủy, tổ chức đảng có liên quan báo cáo Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo bằng văn bản về việc tổ chức thực hiện các kết luận của Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo và các nội dung có liên quan; kịp thời báo cáo với Trưởng Ban Chỉ đạo, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo được phân công chỉ đạo xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực về tiến độ, khó khăn, vướng mắc và về kết quả thực hiện các kết luận, ý kiến chỉ đạo của Trưởng Ban Chỉ đạo, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo đối với vụ án, vụ việc.
3. Định kỳ quý I, 6 tháng, 9 tháng, năm và khi có yêu cầu, các đảng đoàn, ban cán sự đảng, tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương, các cơ quan, tổ chức có liên quan báo cáo Ban Chỉ đạo về tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Căn cứ trên quy định các cơ quan sau đây có trách nhiệm báo cáo với Ban Chỉ đạo Trung ương về thực hiện hoạt động phòng chống tham nhũng, tiêu cực, gồm:
- Định kỳ hằng tháng và khi có yêu cầu, Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân tối cao, Ban cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Ban cán sự đảng Thanh tra Chính phủ, Ban cán sự đảng Kiểm toán Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Đảng ủy Công an Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương và các cấp ủy, tổ chức đảng có liên quan báo cáo Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo bằng văn bản về việc tổ chức thực hiện các kết luận của Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo và các nội dung có liên quan;
Bên cạnh đó, kịp thời báo cáo với Trưởng Ban Chỉ đạo, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo được phân công chỉ đạo xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực về tiến độ, khó khăn, vướng mắc và về kết quả thực hiện các kết luận, ý kiến chỉ đạo của Trưởng Ban Chỉ đạo, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo đối với vụ án, vụ việc.
- Định kỳ quý I, 6 tháng, 9 tháng, năm và khi có yêu cầu, các đảng đoàn, ban cán sự đảng, tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương, các cơ quan, tổ chức có liên quan báo cáo Ban Chỉ đạo về tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?
- Nhân viên y tế học đường là gì? Mức hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế học đường hiện nay là bao nhiêu?