Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có nhiệm vụ chính gì?
- Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có nhiệm vụ chính gì?
- Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định thế nào?
- Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội định kỳ mỗi năm họp mấy lần?
Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có nhiệm vụ chính gì?
Theo khoản 1 Điều 1 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Quyết định 560/QĐ-LĐTBXH năm 2018 quy định như sau:
Nguyên tắc làm việc
1. Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (sau đây gọi chung là Ban Chỉ đạo) có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch hoạt động và chỉ đạo triển khai việc thực hiện Quy chế dân chủ của Bộ và các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Ban Chỉ đạo làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Trưởng Ban quyết định các vấn đề của Ban Chỉ đạo; các thành viên Ban Chỉ đạo tham gia thảo luận, đề xuất ý kiến trong hoạt động của Ban Chỉ đạo và chịu trách nhiệm về nội dung được phân công và công việc thuộc lĩnh vực phụ trách.
3. Những công việc phát sinh trong quá trình triển khai kế hoạch công tác nếu vượt thẩm quyền giải quyết của một đơn vị, Trưởng Ban Chỉ đạo sẽ xem xét quyết định sau khi thảo luận trong Ban Chỉ đạo.
Theo quy định Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch hoạt động và chỉ đạo triển khai việc thực hiện Quy chế dân chủ của Bộ và các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định thế nào?
Theo Điều 2 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Quyết định 560/QĐ-LĐTBXH năm 2018 quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo
1. Thực hiện các nhiệm vụ được quy định tại Điều 2 Quyết định số 234/QĐ-LĐTBXH ngày 09 tháng 3 năm 2018 của Bộ trưởng về việc thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Có ý kiến với cấp ủy Đảng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ về những nội dung liên quan đến thực hiện dân chủ cơ sở của đơn vị.
3. Tổ chức kiểm tra việc thực hiện Quy chế dân chủ của cơ quan, đơn vị thuộc Bộ.
4. Kiến nghị, đề xuất với Ban cán sự đảng, Lãnh đạo Bộ về những chủ trương, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả việc thực hiện Quy chế dân chủ của đơn vị thuộc Bộ.
5. Được cung cấp thông tin và những tài liệu có liên quan để phục vụ công tác sơ kết, tổng kết, nghiên cứu tham mưu cho Ban cán sự đảng, Lãnh đạo Bộ chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ của cơ quan, đơn vị.
6. Thành viên Ban Chỉ đạo khi thực hiện nhiệm vụ do Ban Chỉ đạo phân công được sử dụng quyền hạn của Ban Chỉ đạo quy định tại Điều này tương ứng với nhiệm vụ được phân công.
Theo đó, Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định nêu trên,
Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có nhiệm vụ chính gì? (Hình từ Internet)
Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội định kỳ mỗi năm họp mấy lần?
Theo khoản 1 Điều 6 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Quyết định 560/QĐ-LĐTBXH năm 2018 quy định như sau:
Chế độ làm việc của Ban Chỉ đạo
1. Ban Chỉ đạo định kỳ mỗi năm họp hai lần để xây dựng kế hoạch, đánh giá kết quả thực hiện 06 tháng và hàng năm.
2. Khi có vấn đề phát sinh đột xuất, Trưởng Ban Chỉ đạo quyết định triệu tập phiên họp để xem xét, giải quyết.
3. Định kỳ 06 tháng, hàng năm Ban Chỉ đạo có trách nhiệm báo cáo Ban cán sự đảng, Bộ trưởng, Ban Chỉ đạo Trung ương và báo cáo đột xuất khi có yêu cầu.
4. Vụ Tổ chức cán bộ là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo, có trách nhiệm giúp Ban Chỉ đạo xây dựng kế hoạch công tác hàng năm để thực hiện các nhiệm vụ được phân công:
- Tổ chức các cuộc họp của Ban Chỉ đạo, chuẩn bị lịch, nội dung, tài liệu cuộc họp. Tài liệu và những nội dung cần tập trung thảo luận gửi đến các thành viên Ban Chỉ đạo chậm nhất trước 02 ngày đối với phiên họp định kỳ;
- Phối hợp với Công đoàn Bộ, Văn phòng Ban cán sự đảng, Thanh tra Bộ và các đơn vị liên quan thuộc Bộ giải quyết công việc thường xuyên của Ban Chỉ đạo, chuẩn bị các báo cáo định kỳ, đột xuất của Ban Chỉ đạo;
- Đôn đốc các thành viên của Ban Chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ đã được phân công; thường xuyên giữ mối liên hệ với các đơn vị và cá nhân có liên quan giúp việc Ban Chỉ đạo hoạt động hiệu quả;
- Thông báo bằng văn bản kết luận, ý kiến chỉ đạo của Trưởng Ban.
Theo đó, Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội định kỳ mỗi năm họp hai lần để xây dựng kế hoạch, đánh giá kết quả thực hiện 06 tháng và hàng năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một thửa đất ở bị thu hồi được giao thêm đất theo Luật Đất đai mới đúng không?
- Hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư có cung cấp các dịch vụ bảo vệ không? Ai có trách nhiệm quản lý vận hành nhà chung cư?
- Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động của sàn giao dịch bất động sản mới nhất theo quy định hiện nay?
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?