Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng của Kiểm toán nhà nước làm việc theo nguyên tắc nào? Ban chỉ đạo có quyền hạn gì?
Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng của Kiểm toán nhà nước làm việc theo nguyên tắc nào?
Nguyên tắc làm việc của Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng được quy định tại khoản 2 Điều 3 Quy chế làm việc của Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 19/QÐ-BCÐ năm 2015 như sau:
Nguyên tắc làm việc
1. Ban Chỉ đạo chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Ban cán sự đảng Kiểm toán nhà nước trong việc chỉ đạo, phối hợp, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống tham nhũng trong phạm vi Kiểm toán nhà nước.
2. Ban Chỉ đạo làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ; tập thể bàn bạc, Trưởng ban quyết định và chỉ đạo thực hiện.
3. Hoạt động của Ban Chỉ đạo và đơn vị giúp việc của Ban chỉ đạo (Vụ Tổng hợp) tôn trọng và không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, đơn vị và người có thẩm quyền trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
4. Các thành viên Ban Chỉ đạo chịu trách nhiệm tập thể trước Ban cán sự Đảng trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo; đồng thời chịu trách nhiệm cá nhân trước Ban Chỉ đạo và Trưởng Ban Chỉ đạo trong việc thực hiện nhiệm vụ được phân công.
5. Ban Chỉ đạo được sử dụng con dấu của Kiểm toán nhà nước trong chỉ đạo và quan hệ công tác.
Như vậy, theo quy định, Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng của Kiểm toán nhà nước làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
Tập thể bàn bạc, Trưởng ban quyết định và chỉ đạo thực hiện.
Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng của Kiểm toán nhà nước làm việc theo nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng của Kiểm toán nhà nước có quyền hạn gì?
Quyền hạn của Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng được quy định tại khoản 2 Điều 5 Quy chế làm việc của Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 19/QÐ-BCÐ năm 2015 như sau:
Trách nhiệm, quyền hạn và quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo
...
2. Quyền hạn
a) Yêu cầu các cấp ủy, đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước và người có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra làm rõ các dấu hiệu tiêu cực, tham nhũng được phát hiện; chỉ đạo việc phối hợp các đơn vịtrực thuộc kiểm tra, thanh tra về những vấn đề dư luận xã hội đặc biệt quan tâm liên quan đến hoạt động kiểm toán nhà nước. Trong trường hợp cần thiết, trực tiếp chỉ đạo kiểm tra và xử lý đối với một số vụ việc cụ thể hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền thẩm tra làm rõ nhằm bảo đảm việc xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.
b) Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước trong việc xây dựng và ban hành văn bản chỉ đạo về phòng, chống tham nhũng và báo cáo kết quả công tác phòng, chống tham nhũng định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu.
c) Chỉ đạo các tổ chức chính trị- xã hội của Kiểm toán nhà nước giám sát hoạt động của các đơn vị trực thuộc, cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên chấp hành các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng và thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng.
3. Quan hệ công tác
a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, báo cáo Ban cán sự đảng Kiểm toán nhà nước tình hình, kết quả thực hiện các quy định của Đảng và Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
...
Như vậy, theo quy định, Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng của Kiểm toán nhà nước có các quyền hạn cụ thể sau đây:
(1) Yêu cầu các cấp ủy, đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước và người có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra làm rõ các dấu hiệu tiêu cực, tham nhũng được phát hiện;
Chỉ đạo việc phối hợp các đơn vịtrực thuộc kiểm tra, thanh tra về những vấn đề dư luận xã hội đặc biệt quan tâm liên quan đến hoạt động kiểm toán nhà nước.
Trong trường hợp cần thiết, trực tiếp chỉ đạo kiểm tra và xử lý đối với một số vụ việc cụ thể hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền thẩm tra làm rõ nhằm bảo đảm việc xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.
(2) Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước trong việc xây dựng và ban hành văn bản chỉ đạo về phòng, chống tham nhũng và báo cáo kết quả công tác phòng, chống tham nhũng định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu.
(3) Chỉ đạo các tổ chức chính trị xã hội của Kiểm toán nhà nước giám sát hoạt động của các đơn vị trực thuộc, cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên chấp hành các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng và thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng.
Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng của Kiểm toán nhà nước phải đưa ra thảo luận, quyết định tập thể những vấn đề nào?
Các vấn đề Ban Chỉ đạo thảo luận, quyết định tập thể được quy định tại khoản 3 Điều 11 Quy chế làm việc của Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 19/QÐ-BCÐ năm 2015 như sau:
Các phiên họp của Ban Chỉ đạo
...
3. Các vấn đề Ban Chỉ đạo thảo luận, quyết định tập thể:
a) Kế hoạch công tác của Ban Chỉ đạo;
b) Báo cáo kết quả công tác phòng, chống tham nhũng theo định kỳ; kết quả hoạt động của Ban Chỉ đạo;
c) Các đề án, chuyên đề quan trọng (nếu có);
d) Báo cáo kết quả thực hiện kết luận của Ban Chỉ đạo (nếu có);
đ) Cho ý kiến chỉ đạo xử lý một số vụ việc tham nhũng, có dấu hiệu tham nhũng, phức tạp, nhạy cảm hoặc dư luận trong, ngoài ngành quan tâm;
e) Kiến nghị Ban cán sự đảng Kiểm toán nhà nước xem xét, quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm đình chỉ sinh hoạt đảng, sinh hoạt cấp ủy đối với công chức, viên chức và người lao động, đảng viên thuộc diện Thường vụ Đảng ủy, Tổng Kiểm toán nhà nước quản lý khi có dấu hiệu tiêu cực, tham nhũng; có hành vi cản trở, gây khó khăn đối với hoạt động phòng, chống tham nhũng;
g) Những nội dung quan trọng khác theo đề nghị của các thành viên Ban Chỉ đạo hoặc đơn vị giúp việc Ban Chỉ đạo.
...
Như vậy, theo quy định, Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng của Kiểm toán nhà nước phải đưa ra thảo luận, quyết định tập thể các vấn đề sau đây:
(1) Kế hoạch công tác của Ban Chỉ đạo;
(2) Báo cáo kết quả công tác phòng, chống tham nhũng theo định kỳ; kết quả hoạt động của Ban Chỉ đạo;
(3) Các đề án, chuyên đề quan trọng (nếu có);
(4) Báo cáo kết quả thực hiện kết luận của Ban Chỉ đạo (nếu có);
(5) Cho ý kiến chỉ đạo xử lý một số vụ việc tham nhũng, có dấu hiệu tham nhũng, phức tạp, nhạy cảm hoặc dư luận trong, ngoài ngành quan tâm;
(6) Kiến nghị Ban cán sự đảng Kiểm toán nhà nước xem xét, quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm đình chỉ sinh hoạt đảng, sinh hoạt cấp ủy đối với công chức, viên chức và người lao động, đảng viên thuộc diện Thường vụ Đảng ủy, Tổng Kiểm toán nhà nước quản lý khi:
- Có dấu hiệu tiêu cực, tham nhũng,
- Có hành vi cản trở, gây khó khăn đối với hoạt động phòng, chống tham nhũng;
(7) Những nội dung quan trọng khác theo đề nghị của các thành viên Ban Chỉ đạo hoặc đơn vị giúp việc Ban Chỉ đạo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?