Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm làm việc dựa theo nguyên tắc nào? Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm có nhiệm vụ như thế nào?
Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm làm việc dựa theo nguyên tắc nào?
Căn cứ tại Điều 6 Quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm ban hành kèm theo Quyết định 3222/QĐ-BYT năm 2005, có quy định về chế độ làm việc của Ban Chỉ đạo như sau:
Chế độ làm việc của Ban Chỉ đạo:
1. Ban Chỉ đạo họp toàn thể ít nhất 6 tháng 01 lần, tuỳ theo yêu cầu công tác có thể họp bất thường hoặc họp nhóm một số thành viên có liên quan khi cần thiết để thảo luận, thông qua và thống nhất những chủ trương, biện pháp để chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ.
2. Ban Chỉ đạo làm việc theo nguyên tắc dân chủ tập trung, quyết định theo đa số. Trưởng ban Ban Chỉ đạo là người có ý kiến quyết định cuối cùng.
Như vậy, theo quy định trên thì Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm làm việc dựa theo nguyên tắc dân chủ tập trung, quyết định theo đa số. Trưởng ban Ban Chỉ đạo là người có ý kiến quyết định cuối cùng.
Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm (Hình từ Internet)
Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm có nhiệm vụ như thế nào?
Căn cứ tại Điều 2 Quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm ban hành kèm theo Quyết định 3222/QĐ-BYT năm 2005, có quy định về nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo như sau:
Nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo:
1. Nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ về những chủ trương, giải pháp, cơ chế, chính sách trong quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm.
2. Giúp Thủ tướng Chính phủ điều phối hoạt động của các Bộ, ngành có liên quan trong xử lý những vấn đề liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm.
3. Chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra và đôn đốc các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện có hiệu quả công tác quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Như vậy, theo quy định trên thì Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm có nhiệm vụ như sau:
- Nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ về những chủ trương, giải pháp, cơ chế, chính sách trong quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Giúp Thủ tướng Chính phủ điều phối hoạt động của các Bộ, ngành có liên quan trong xử lý những vấn đề liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra và đôn đốc các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện có hiệu quả công tác quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Trưởng ban của Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm có trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 5 Quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm ban hành kèm theo Quyết định 3222/QĐ-BYT năm 2005, có quy định về trách nhiệm của Trưởng ban, Phó Trưởng ban và Ủy viên Ban Chỉ đạo như sau:
Trách nhiệm của Trưởng ban, Phó Trưởng ban và Uỷ viên Ban Chỉ đạo:
1. Trưởng ban chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Phê duyệt danh sách các thành viên Ban Chỉ đạo và Tổ Công tác.
b) Phân công nhiệm vụ cho các thành viên và chủ trì các phiên họp của Ban Chỉ đạo.
c) Chỉ đạo, điều hành việc triển khai các kế hoạch hoạt động đã được Ban Chỉ đạo thông qua.
2. Phó Trưởng ban chịu trách nhiệm trước Trưởng ban và có các nhiệm vụ sau:
a) Giúp việc cho Trưởng ban trong chỉ đạo, điều hành triển khai kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo.
b) Thay mặt Trưởng ban điều hành công việc khi được uỷ quyền.
3. Uỷ viên Ban Chỉ đạo có các nhiệm vụ sau:
a) Giúp Trưởng ban trong việc điều phối, triển khai thực hiện kế hoạch về vệ sinh an toàn thực phẩm theo sự phân công.
b) Trực tiếp chỉ đạo điều hành, kiểm tra, đôn đốc các hoạt động liên quan đến phần công việc được phân công phụ trách và đề xuất các biện pháp thực hiện.
c) Phối hợp chặt chẽ với các Uỷ viên khác trong việc tổ chức, triển khai các hoạt động cụ thể liên quan trực tiếp tới ngành mình.
d) Xây dựng đề án, dự án, chương trình, kế hoạch công tác về vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực Bộ mình phụ trách.
e) Tổ chức triển khai các đề án, dự án, chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt trong phạm vi quản lý của mình để đạt được hiệu quả. Lồng ghép các nhiệm vụ về vệ sinh an toàn thực phẩm với nhiệm vụ thường xuyên của đơn vị mình phụ trách.
g) Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thuộc phạm vi quản lý của bộ mình và các Sở của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc triển khai nhiệm vụ vệ sinh an toàn thực phẩm. Tổ chức sơ kết, tổng kết ngành làm tốt công tác thi đua khen thưởng về vệ sinh an toàn thực phẩm.
h) Kiểm tra, giám sát việc phân bổ và sử dụng kinh phí của Bộ mình về vệ sinh an toàn thực phẩm đã được phê duyệt hàng năm. Báo cáo công tác trước Trưởng ban.
i) Tham dự đầy đủ và báo cáo về phần công việc được phân công phụ trách. Tham gia ý kiến về những vấn đề đưa ra thảo luận tại các phiên họp của Ban Chỉ đạo và các vấn đề do Trưởng ban đề xuất.
Như vậy, theo quy định trên thì Trưởng ban của Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm có trách nhiệm như sau:
- Phê duyệt danh sách các thành viên Ban Chỉ đạo và Tổ Công tác.
- Phân công nhiệm vụ cho các thành viên và chủ trì các phiên họp của Ban Chỉ đạo.
- Chỉ đạo, điều hành việc triển khai các kế hoạch hoạt động đã được Ban Chỉ đạo thông qua.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu bao nhiêu lượt khách lưu trú thì được công nhận khu du lịch cấp tỉnh?
- Thông thầu bao gồm các hành vi nào? Người có hành vi thông thầu bị đi tù không? Mức phạt tù cao nhất đối với hành vi thông thầu?
- Thông quan là gì? Hàng hóa được thông quan khi nào? Cụ thể quyền, nghĩa vụ người khai hải quan?
- Tổ chức Đảng vi phạm về giải quyết khiếu nại, tố cáo gây hậu quả ít nghiêm trọng bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách trong trường hợp nào?
- 7 hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan là những hành vi nào theo pháp luật hải quan?